Một người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột, đại tiện ra máu đã ba tháng mà vẫn không coi trọng, thậm chí còn tự an ủi rằng có thể là do bệnh trĩ gây ra. Dùng rất nhiều loại thuốc trị trĩ nhưng không có tác dụng, người này đến bệnh viện nội soi thì phát hiện là ung thư trực tràng.
Bác sĩ cho biết, dù gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư ruột và thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng bệnh nhân nhiều lần bỏ qua và trì hoãn, cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng nhưng tế bào ung thư đã di căn khắp nơi .
5 triệu chứng trước báo hiệu ung thư ruột
Thay đổi về đặc tính của phân
Nếu phân của bạn đột nhiên trở nên mỏng hơn hoặc không có hình dạng như một lớp bột nhão hoặc loãng, đừng coi đó là điều đương nhiên và nghĩ rằng đó có thể là chứng khó tiêu, hoặc bạn có thể đang phụ thuộc vào thức ăn và nghĩ rằng chế độ ăn uống của bạn có thể không lành mạnh trong thời gian đó.
Phân của người bình thường có dạng hình trụ, rất mềm, nếu xuất hiện hiện tượng phân bất thường nêu trên thì tính chất của phân đã thay đổi, lúc này đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa.
Phân có máu
Nếu có máu trong phân, 9/10 người sẽ nghĩ rằng mình bị bệnh trĩ. Chỉ vì một sơ suất nhỏ của mình, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện ra điều tồi tệ nhất.
Máu trong phân là triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh trĩ và để bệnh phát triển quá lâu khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.
Thói quen đại tiện có những thay đổi
Sau khi khối u ở ruột phát triển lớn dần, chúng sinh ra các tiết dịch (chất thải) liên tục kích thích đường ruột. Phản ứng này khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn. Bệnh càng nghiêm trọng thì số lần đi đại tiện càng nhiều, từ đó, làm thay đổi thói quen đi ngoài hằng ngày của bạn.
Ảnh minh họa.
Đau bụng và chướng bụng
Một số bệnh nhân ung thư ruột sẽ cảm thấy đau bụng và chướng bụng, có người ở 1/4 dưới bên trái, có người ở 1/4 dưới bên phải, kèm theo chướng bụng, lúc này bạn cũng nên cảnh giác.
Đừng chỉ nghĩ mình bị khó tiêu mà mua nhiều loại thuốc kích thích tiêu hóa về uống mà không thấy hiệu quả thì phải đến bệnh viện để kiểm tra.
Táo bón
Ung thư đường ruột sẽ làm hẹp lòng ống, phân sẽ bị kẹt, tất nhiên sẽ dẫn đến táo bón.
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Tuy nhiên triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT): máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Vì vậy, nếu xét nghiệm dương tính cần nội soi đại trực tràng bằng ống mềm để kiểm tra.
Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng, giúp phát hiện các khối u ở kích thước khoảng vài milimet hoặc các bất thường khác của đại tràng như polyp đại tràng, túi thừa, các tổn thương loét, viêm do nhiễm khuẩn, …
Xét nghiệm các dấu ấn ung thư: bao gồm các dấu ấn CEA, CA 19-9 thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư đại tràng.
Các biện pháp điều trị bệnh ung thư đường ruột
Phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn của ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Giai đoạn I đến IIIa: Thông thường có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó điều trị hóa, xạ trị.
Giai đoạn IIIb hoặc IIIc: Hóa trị kèm theo phẫu thuật để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công các cơ quan khác của cơ thể.
Giai đoạn IV: Hóa trị, chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư.
Theo giadinhonline.vn