1. Thay đổi kết cấu tuyến vú
Ung thư vú không phải là điều hiếm gặp. Nó có thể tấn công phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ ở độ tuổi trung niên thường có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Những rủi ro liên quan đến ung thư vú có xu hướng tăng lên khi độ tuổi của bạn tăng. Vì vậy, nếu nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào trong kết cấu của bộ phận này hoặc cảm thấy những khác lạ như có khối u hoặc đau ngứa thì tốt nhất là nên kiểm tra ngực của bạn và đến ngay các bệnh viện sớm nhất để được chẩn đoán chính xác, có như vậy nếu không may gặp phải bệnh thì việc điều trị cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2. Khó mang thai
Phụ nữ hiện đại ngày nay có xu hướng kết hôn muộn hơn. Điều đó rất ảnh hưởng đến việc mang thai vì khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu giảm khi họ bước vào giữa tuổi 30. Chất lượng trứng thấp, rụng trứng trở nên ít thường xuyên hơn, phụ nữ cũng ít sản xuất chất lỏng cổ tử cung và các vấn đề về sức khỏe khác như cân bằng nội tiết tố, u nang và khối u cũng góp phần vào nguyên nhân của việc này. Tuy nhiên, đôi khi tuổi tác không phải là điều gây khó khăn cho thai kỳ của bạn. Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cân bằng sinh hoạt để luôn giữ bản thân khỏe mạnh và thích ứng tốt hơn nếu bạn mang thai ở độ tuổi này.
3. Tăng cân không giải thích được
Tăng cân không mong muốn là điều mà tất cả phụ nữ muốn tránh tuyệt đối. Một số phụ nữ làm việc chăm chỉ để duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh, và có cả những phụ nữ đã điều chỉnh mức BMI không lành mạnh của họ để cải thiện dáng vóc. Điều này càng tồi tệ hơn khi bạn bước vào ngưỡng tuổi 30. Cân nặng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe không phải ngay lập tức mà là về lâu dài. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng có thể dẫn đến tăng cân, vì vậy hãy đảm bảo tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tránh tăng cân, nếu cảm thấy quá mệt mỏi vì công việc hàng ngày thì bạn có thể thử những bài tập nhẹ như đi bộ, chạy xe, hoặc thể dục nhịp điệu. Ngoài ra cũng nên hạn chế những món ăn vặt hay trà sữa, đồ ngọt để duy trì cân nặng mong muốn.
4. Rụng tóc
Việc rụng 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày là điều tự nhiên ở độ tuổi 30. Tuy nhiên, rụng tóc quá mức nên là vấn đề cần được cân nhắc chăm sóc và cải thiện. Nó có thể là kiểu rụng telogen effluvium hoặc anagen effluvium thường gây ra hói ở cả nam và nữ. Điều này phản ánh bạn Sinh con và căng thẳng, thiếu sắt có thể là những lý do khác khiến bạn bị rụng tóc. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang thiếu chất dinh dưỡng quan trọng. Kinh nguyệt làm giảm hàm lượng sắt của cơ thể, hãy thử uống ít nhất 18mg sắt mỗi ngày cũng như bổ sung các vitamin cần thiết đặc biệt là vitamin D, thiếu vitamin D có thể dẫn đến rụng tóc và các bệnh khác như tiểu đường, ung thư vú và đại trực tràng, bệnh tim,…
5. Mệt mỏi
Một vấn đề sức khỏe khác mà phụ nữ ở độ tuổi 30 cần phải cảnh giác là kiệt sức cực độ. Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là thiếu máu, tiểu đường, tình trạng tuyến giáp, bệnh phổi hoặc tim. Bạn thường rơi vào cảm giác thiếu sức sống nhưng thường cho rằng đó là do cảm xúc hoặc khối lượng công việc mang lại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và nhân ra tình trạng hay nguyên nhân gây mệt mỏi của bạn là gì. Càng phát hiện sớm, nó sẽ càng tốt cho sức khỏe tổng thể và giúp bạn khôi phục năng lượng vốn có.
Theo nudoanhnhan