leftcenterrightdel
Tuân thủ lối sống lành mạnh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồ hoạ: Phương Anh 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học là chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là khi bạn phối hợp các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất.

Không nên ăn mặn được áp dụng cho mọi lứa tuổi. Bạn chỉ nên sử dụng một lượng cực nhỏ bởi trung bình mỗi ngày cơ thể người trưởng thành chỉ cần 6-8g muối. Nếu lạm dụng muối và ăn quá mặn thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp là rất cao.

Hạn chế ăn đường: Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đồng thời giúp quá trình tiêu hao thức ăn và trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc dung nạp quá nhiều đường có thể gây hệ luỵ ở mức độ nhẹ thì làm suy giảm hệ miễn dịch , nặng hơn thì dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch… đó là lý do bạn nên hạn chế ăn đường.

Tương tự như đường, chất béo cũng ăn vừa phải, ưu tiên cho chất béo từ thực vật và hạn chế chất béo từ động vật.

Nên bổ sung nhiều rau, củ, quả trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, vừa tốt cho hệ tiêu hoá, vừa thúc đẩy quá trình thanh lọc, thải độc hiệu quả hơn.

Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 đến 2 lít nước để cơ thể luôn khoẻ mạnh và tràn đầy năng lượng.

Hãy tránh các chất kích thích có hại cho sức khoẻ như thuốc lá, rượu, bia,…

Nâng cao sức khoẻ thể chất

Ngoài việc ăn uống khoa học, mỗi người cần tích cực rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ mỗi ngày. Tập luyện thường xuyên còn giúp giảm mỡ trong máu, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao…

Không những vậy, việc tập thể dục vừa phải và đều đặn sẽ hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Các hoạt động thể chất cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường, đột quỵ, viêm khớp…

Nếu không có nhiều thời gian dành cho tập luyện hãy tranh thủ vận động khi có thể. Hãy leo cầu thang bộ thay vì dùng thang máy, hãy làm việc nhà sẽ giúp bạn tiêu hao năng lượng. Tránh thói quen ngồi quá lâu một chỗ.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Giấc ngủ sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng vì thế làm cho tinh thần ổn định, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật.

Bồi dưỡng sức khoẻ tinh thần

Sức khoẻ tinh thần đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì trạng thái cảm xúc của con người.

Để có một sức khoẻ toàn diện, ngoài việc tăng sức khoẻ thể chất, bạn cần chú ý cải thiện sức khoẻ tinh thần, hãy luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan trong mọi tình huống, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng.

Khám sức khoẻ định kỳ

Khám sức khoẻ định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả, nhẹ nhàng hơn chữa bệnh. Có những bệnh lý nghiêm trọng đôi khi phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu chi phí điều trị và khả năng chữa khỏi cao hơn.

Theo laodong