Thuật ngữ lệch múi giờ xã hội (social jet lag) xuất hiện năm 2006, do nhà nghiên cứu người Đức Till Roennenberg đưa ra. Thuật ngữ này nói về sự không phù hợp giữa đồng hồ sinh học của cơ thể với thế giới bên ngoài hay lệch múi giờ do tác động xã hội.

Theo đó, các nhà khoa học Cộng hòa Séc đã thực hiện cuộc khảo sát với 4.500 người trong 3 năm (từ 2018-2020) với các câu hỏi về đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ, trong ngày làm việc và cả ngày không làm việc trong tuần. Kết quả cho thấy những người mắc chứng 'lệch múi giờ xã hội' nhiều hơn cảm thấy công việc căng thẳng, nhiều áp lực, chất lượng cuộc thấp hơn, do lo sợ mất việc và sợ tai nạn hoặc thương tích tại nơi làm việc.

photo-1679455344874

"Lệch múi giờ xã hội" ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, chất lượng giấc ngủ có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người tham gia nghiên cứu. Những người có giấc ngủ ngon thường ít căng thẳng hơn trong công việc, có cuộc sống hạnh phúc và sức khỏe tốt hơn nên ít bị 'lệch múi giờ xã hội' hơn.

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm giảm 'lệch múi giờ xã hội' để nâng cao hiệu suất làm việc, học tập cũng như mức độ hài lòng với cuộc sống.

1. Xây dựng lịch trình ngủ đủ giấc

Phát triển một lịch trình ngủ đủ giấc và tuân theo thói quen vệ sinh giấc ngủ lành mạnh sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài trong việc xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh, thành công.

Chuyên gia gợi ý rằng bạn nên luôn cố gắng duy trì chu kỳ ngủ - thức đều đặn để thức dậy với cảm giác khỏe mạnh và sảng khoái.

2. Nói không với các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Tránh sử dụng các thiết bị điện tử đến quá khuya. Thay vào đó hãy đọc hoặc nghe một vài bản nhạc nhẹ để có thể thư giãn, xả stress và có giấc ngủ ngon. Nguyên nhân do ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử làm giảm sự tiết melatonin, hormone gây ngủ và khiến chúng ta thức khuya.

photo-1679455347319
 

Không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để tránh thức khuya.

3. Lập danh sách việc cần làm cho ngày tới

Lên danh sách những việc cần làm trong ngày sẽ khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực cho ngày hôm sau. Điều này cũng sẽ giúp bạn đi ngủ với tâm trạng thoải mái khi biết rằng mình đã có một kế hoạch và một mục đích cần theo đuổi cho ngày hôm sau.

4. Bắt đầu ngày mới với những bài tập nhỏ

Bạn có thể thử tập yoga/thiền, dù chỉ trong 15 phút, hoặc có thể cân nhắc thực hiện một số bài tập nhỏ vào buổi sáng để "khởi động cơ thể" và tiếp thêm sinh lực, năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì với thói quen lành mạnh này để thấy kết quả tốt nhất.

photo-1679455349214
 

Thực hiện những bài tập nhỏ trên giường giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho ngày mới.

5. Làm những nhiệm vụ tẻ nhạt trước

Trong lịch trình hoạt động trong ngày với một loạt mục tiêu đề ra. Bạn nên thực hiện những việc bản thân thấy nhàm chán, tẻ nhạt trước để dành sự hưng phấn, háo hức cho những công việc yêu thích tiếp theo sau.

6. Không ấn nút chuông báo thức lại

Nút được yêu thích nhất trên đồng hồ báo thức chính là nút "chuông báo lại" nhưng khi thực hiện ấn nút này sẽ gây hại nhiều hơn lợi. 

Nguyên nhân do giấc ngủ khi "ngủ cố" có thể gây ra mệt mỏi, uể oải, tâm lý chán nản với các hoạt động trong ngày. Để khắc phục, bạn có thể tự ngắt chu kỳ giấc ngủ 90 phút bằng cách đặt báo thức 90 phút trước thời điểm cần thức dậy và một báo thức khác vào thời điểm bạn muốn thức dậy.

photo-1679455351193
 

Không ấn nút tắt hay nút báo thức lại để tránh mệt mỏi khi thức dậy.

Theo suckhoedoisong.vn