Nhóm người hút thuốc lâu năm
Khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh bệnh ung thư phổi. Theo một khảo sát của tổ chức Y tế thế giới (WTO), hút thuốc lá gây ra hơn 70% ca bệnh nhân ung thư phổi bị tử vong trên toàn thế giới.
Người hút thuốc lá trước 15 tuổi có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần so với người bắt đầu hút thuốc từ năm 25 tuổi. Và người bỏ thuốc lá trên 10 năm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi từ 30% - 50%.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm
Những người sống và làm việc lâu trong môi trường bị ô nhiễm như:các mỏ khai thác quặng Cu, Fe, Ni, Cr, mỏ than, môi trường bị nhiễm độc thủy ngân... cũng tác động khiến các tế bào phổi bị đột biến gen và hình thành khối u.
Nhóm người hít phải khỏi thuốc lá
Bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng vẫn bị mắc ung thư phổi do phải hít khói thuốc lá từ những người xung quanh không phải là trường hợp hiếm. Người bệnh hít phải khói thuốc vẫn bị tác động gián tiếp đến phổi. Kéo dài có thể gây ung thư phổi.
Nhóm người bị bệnh lao phổi mãn tính
Nếu bị mắc bệnh lao lâu ngày, mỗi lần đi kiểm tra sức khỏe của phổi bằng cách chụp hình ảnh ngực, bạn nên so sánh với kết quả đi khám trước đó thông qua tấm phim chụp.
Nếu kết quả so sánh những ảnh chụp X-quang ngực lần trước và lần sau cho thấy hình dạng, kích thước bản chất của phổi có sự thay đổi, thì cần lưu ý rằng bệnh ung thư có thể đang có xu hướng phát sinh và tấn công bạn.
Những hình ảnh cũ và mới trong những tấm phim chụp phổi sẽ giúp bạn so sánh tình trạng sức khỏe phổi trong hiện tại và quá khứ, từ đó có thể có những nhận định về tình trạng phát triển của bệnh.
Đừng bỏ qua những triệu chứng đơn giản, kể cả những người bị viêm phổi tái phát nhiều lần cũng nên thường xuyên đi kiểm tra phổi, loại bỏ những nguy cơ mắc bệnh, trong trường hợp nghiêm trọng thì nên chụp CT để kiểm tra chi tiết nếu thấy cần thiết.
Tiền sử gia đình ung thư phổi
Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây ung thư phổi. Các báo cáo thống kê cho thấy có khoảng 8% số ca ung thư phổi là do di truyền. Ví dụ:
- Trường hợp những thành viên thế hệ đầu bị mắc ung thư phổi (bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bạn) thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cao gấp 50% so với người bình thường.
- Trường hợp gia đình bạn những thành viên thế hệ hai bị mắc bệnh (cô, dì, chú, bác, ông, bà) thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường 30%.
Tiếp xúc với tia phóng xạ
Người lao động làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Đây là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư phổi.
Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?
Bằng mắt thường rất khó để phát hiện ra ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu, bởi ở giai đoạn hình thành bệnh không có một biểu hiện, triệu chứng nào đáng chú ý.
Vì vậy để phát hiện sớm cũng như yên tâm về sức khỏe, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi sớm, đặc biệt là ở những người tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi, nam giới ngoài 55 tuổi, người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm kéo dài...
Theo tieudung.kinhtedothi