leftcenterrightdel
 

Bác sĩ dinh dưỡng Roxana Ehsani nói trên tờ Eat This rằng: Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cholesterol và tăng huyết áp, cả hai đều có thể dẫn đến bệnh tim và làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của một người.

Ăn thịt đỏ nướng cháy có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội cũng có thể làm tăng huyết áp. Không đơn giản như vậy, bởi với một số nhóm người thì thịt đỏ có thể gây tác động nghiêm trọng hơn. Dưới đây là 6 nhóm người nên thận trọng khi ăn thịt đỏ mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

1. Những người có cholesterol cao

Chuyên gia Roxana Ehsani nói rằng: "Những người có cholesterol cao không nên ăn nhiều thịt đỏ vì chúng làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể". Bà Ehsani nói, đối với những người có cholesterol cao, tốt nhất chỉ nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ khoảng một hoặc hai lần một tháng. Nên chọn những phần thịt nạc nhất như thịt thăn, cần loại bỏ hết phần mỡ trước khi ăn.

2. Những người mắc hội chứng Alpha-gal

Nếu bạn mắc Hội chứng Alpha-gal thì có thể dẫn đến dị ứng thịt đỏ. Chuyên gia dinh dưỡng Jonathan Valdez (người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Bang New York): Khi mắc hội chứng Alpha-gal, ăn thịt có thể gây phát ban, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, tiêu chảy, ho, giảm huyết áp, đau dạ dày nghiêm trọng và sưng môi, mắt hoặc cổ họng. Do đó, đối tượng này không nên ăn thịt.

3. Những người bị bệnh tim

Những người bị bệnh tim nên đặc biệt thận trọng khi ăn thịt đỏ.

"Một người bị bệnh tim có thể đã tích tụ nhiều mảng bám không lành mạnh trong động mạch. Và chế độ ăn giàu chất béo không có lợi (như chất béo bão hòa chất béo chuyển hóa) có thể còn gây ra nhiều mảng bám hơn nữa. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim", bà Roxana Ehsani nói.

leftcenterrightdel
 

4. Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối 

Chuyên gia Valdes nói: "Chế độ ăn giàu protein khi thận của bạn không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là lợi ích của chúng. Bạn có thể cần giảm lượng protein từ 0,6-0,8 gam protein cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận của bạn. Nếu bạn mắc phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để biết được lượng thịt đỏ phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình".

5. Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim

Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, ít hoạt động thể chất và/hoặc đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn nên cân nhắc trước khi ăn quá nhiều thịt đỏ.

leftcenterrightdel
 

Bà Ehasni cho hay: "Những người có các dấu hiệu này có khuynh hướng phát triển bệnh tim cao hơn. Họ nên ăn ít thịt đỏ vì sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng. Thay vì ăn thịt, họ có thể lựa chọn thực phẩm chứa nguồn protein từ thực vật như ức gà, cá, đậu hoặc đậu lăng".

6. Những người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư

Theo chuyên gia Ehsani, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thịt đỏ và thịt chế biến thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết cao hơn.

leftcenterrightdel
 

"Vì vậy, những người có tiền sử gia đình bị ung thư ruột kết nên thận trọng hơn khi tiêu thụ thịt đỏ. Một nghiên cứu mới cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và cũng có thể gây ung thư ruột kết", Ehsani cảnh báo.

Đậu Đậu