|
|
Khi mỡ nội tạng tích tụ nhiều không chỉ khiến vòng bụng lớn hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Đồ họa: Thùy Dương. |
Các thói quen xấu hình thành mỡ nội tạng
1. Không ăn sáng
Đối với những người đặt nặng tầm quan trọng của việc ăn các bữa trưa và tối thì việc nhịn ăn sáng có thể gây tăng cân, tích tụ lượng mỡ thừa bởi bạn sẽ ăn nhiều hơn để bù đắp lượng thức ăn thiếu hụt trong bữa sáng.
2. Nhịn đi tiểu
Chất béo sẽ được chuyển hóa thành CO2, nước và được đào thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu, tiết mồ hôi hoặc thở. Vậy nên, để mỡ nội tạng có thể đào thải được ra ngoài, dù trong bất kể trường hợp nào, bạn cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể.
3. Không uống nước
Nước lọc đóng vai trò quan trọng trong quá trình đốt cháy chất béo của cơ thể. Khi bạn nạp đủ ít nhất 2 lít nước/ngày, sẽ giúp cơ thể giảm cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình giảm mỡ nội tạng.
4. Bữa trưa giàu dinh dưỡng
Trong bữa trưa, thay vì ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều calo, bạn nên ăn rau xanh và thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt gà, cá... và không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa tinh bột vì điều này sẽ làm tăng chất béo nội tạng.
5. Trà chiều giàu calo
Khi đi trà chiều với bạn bè, bạn thường sẽ có xu hướng gọi thêm các món bánh ăn kèm như bánh mousse, bánh phô mai, sô cô la... sau đó, bạn không tập bất kỳ bài tập thể dục nào để tiêu hao lượng calo đã nạp vào. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tích tụ mỡ nội tạng trong cơ thể.
6. Ăn vặt vào đêm khuya
Buổi tối chúng ta cần ăn no 70-80% và đi ngủ sau 4 tiếng. Vậy nên, khi bạn ăn vặt rồi đi ngủ ngay sẽ rất dễ gây tích tụ mỡ nội tạng vì cơ thể chưa kịp tiêu hóa được thức ăn.
Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng?
1. Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ sẽ bài tiết trơn tru, hấp thụ các chất có hại và cholesterol, đồng thời đào thải các gốc tự do, lượng mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể. Các thực phẩm chứa chất xơ bao gồm rau xanh, yến mạch, đậu xanh, cà chua, bưởi...
2. Ăn ít carbohydrate
Thực phẩm chứa carbohydrate là thực phẩm như gạo trắng, bánh mì. Khi ăn quá nhiều những thực phẩm này, lượng đường bị chuyển hóa quá nhiều sẽ khiến mỡ nội tạng tích tụ trong khoang bụng. Bạn có thể thay thế bằng các nhóm thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh như: khoai tây, gạo lứt, ngô...
3. Đi bộ 25 phút/ngày với tốc độ nhanh
Đi bộ với tốc độ nhanh sẽ làm tăng hàm lượng hormone trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình đào thải, đốt cháy lượng mỡ nội tạng. Thời gian lý tưởng nhất cho việc đi bộ là 25 phút/ngày.
4. “Massage thìa” đánh tan mỡ nội tạng
Ở Nhật Bản, phương pháp massage bằng thìa rất phổ biến. Đầu tiên, thoa đều tinh dầu bưởi lên vùng bụng, có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Sau đó, dùng thìa ấn xung quanh vùng bụng, ấn từ ngoài vào trong. Việc này sẽ làm tăng nhiệt độ vùng bụng, giúp cải thiện khả năng tự đốt cháy chất béo của cơ thể.
Theo laodong