1. Trà nghệ

Củ nghệ không chỉ là nguyên liệu giúp thức ăn có màu vàng đẹp mắt mà trong hàng ngàn năm, nó đã được sử dụng như một dược liệu nhờ đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nhờ hoạt chất curcumin.

Cách làm trà nghệ tại nhà:

Đun sôi một lượng nước cần thiết, thêm bột nghệ, lát gừng và hạt tiêu. Đun sôi tiếp trong 10 phút. Lọc lấy nước và thêm nước cốt chanh và mật ong vừa đủ.

photo-1676355141071
 

Trà nghệ, loại trà thảo dược giúp tăng cường miễn dịch.

2. Trà gừng

Gừng có tên khoa học là Zingiber officnale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberacecae), còn có tên gọi khác là bào khương, sinh khương, can khương... Là gia vị quen thuộc luôn có sẵn trong bếp.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Sade Meeks cho biết, gừng rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm có thể tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh tật.

Một tách trà gừng nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi, các vấn đề về hô hấp khác và cũng là một chất làm giãn cơ có tác dụng giảm đau đầu, đau bụng kinh, đau cơ...

Cách làm trà gừng tại nhà:

Gọt vỏ và cắt vài nhánh gừng. Đun sôi lượng nước vừa đủ và cho gừng vào, tiếp tục đun khoảng 10 phút. Lọc bỏ gừng, lấy nước, thêm một ít mật ong và thưởng thức.

photo-1676355149605
 

Sử dụng trà gừng thường xuyên hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

3. Trà chanh

Chanh giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường miễn dịch. Uống nước chanh ấm hoặc nóng vào sáng sớm giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Các chất chống oxy hóa có trong chanh cũng hỗ trợ giảm cân, giảm nhiễm trùng hô hấp và đờm khi bị cảm lạnh và ho.

Cách pha trà chanh tại nhà:

Hãm trà túi lọc trong nước sôi khoảng 10-15 phút, lọc bỏ bã trà, sau đó thêm bột nghệ, nước cốt chanh và một chút mật ong vừa đủ. Trộn đều hỗn hợp và thưởng thức.

7 công thức trà thảo dược tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm lạnh và ho - Ảnh 4.

Trà chanh dễ uống, dễ làm giúp tăng cường miễn dịch.

4. Trà bạc hà

Trà bạc hà được biết đến với đặc tính làm mát và giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và khó tiêu. Hương thơm bạc hà cũng được cho là làm giảm buồn nôn và nôn.

Bên cạnh đó, bạc hà hoạt động như một chất làm giãn cơ và có thể làm giảm đau đầu và chuột rút kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạc hà chứa nhiều tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm, vì vậy nó giúp chống lại các xoang bị tắc do dị ứng hoặc ho và cảm lạnh thông thường.

Trà bạc hà không chứa caffein nên đây là một loại trà thích hợp để uống trước khi đi ngủ giúp thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ.

Cách pha trà bạc hà tại nhà:

Cho vài lá bạc hà vào trong cốc nước sôi, ngâm trong vài phút sao cho nước chuyển sang màu vàng nhạt là được. Lọc bỏ lá bạc hà, thêm một ít mật ong và chanh để tạo thêm hương vị, rồi thưởng thức.

photo-1676355156340
 

Trà bạc hà phổ biến, thích hợp với nhiều người để tăng cường miễn dịch.

5. Trà quế

Quế còn gọi là quế thanh, nhục quế, quế tâm, quế quỳ. Theo Đông y, quế có vị cay ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc.

Theo y học hiện đại, quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ, giúp hệ miễn dịch chống lại những vi trùng mà cơ thể tiếp xúc hàng ngày.

Bên cạnh đó, các hợp chất được tìm thấy trong trà quế có thể chống lại vi khuẩn và nấm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp, tăng cường sức khỏe của tim, làm giảm đau do chuột rút kinh nguyệt.

Cách pha trà quế tại nhà:

Đun sôi nước, thêm 1 muỗng canh bột quế hoặc thanh quế vào. Sau đó, hãm trong 15 phút. Bạn có thể lọc hỗn hợp và thêm một ít mật ong để tạo hương vị.

photo-1676355162123
 

Trà quế

6. Trà sả

Theo Đông y, sả có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm lạnh với nồi xông giải cảm (sả kèm theo các loại lá thơm khác như hương nhu, bưởi, tía tô, lá tre...) hoặc giảm ho do cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh...

Ngoài ra, sả có đặc tính chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh cho cơ thể, chống nhiễm trùng. Một tách trà sả có thể làm dịu chứng đau bụng, chuột rút hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Sả cũng được biết là hỗ trợ giảm cân vì nó làm tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.

Cách pha trà sả tại nhà:

Cho một ít lá sả, lá bạc hà và mật ong vào nồi nước đun sôi. Ngâm trong khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước và thưởng thức.

photo-1676355168159
 

Sả có đặc tính chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

7. Trà hoa dâm bụt

Theo y học cổ truyền, dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc. Đây là loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt giải độc...

Bên cạnh đó, trà dâm bụt rất giàu chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do gây bệnh và có tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp, thúc đẩy giảm cân. Đặc tính kháng khuẩn của hoa dâm bụt cũng giúp chống lại vi khuẩn.

Cách pha trà dâm bụt tại nhà:

Tách bông hoa ra khỏi đài hoa. Rửa cánh hoa cẩn thận để loại bỏ bụi bẩn. Ngâm cánh hoa trong nước thật nóng và thêm một ít mật ong và nước cốt chanh vừa đủ để tạo hương vị phù hợp.

Theo suckhoedoisong.vn