1. Vì sao mùa đông nên ăn cháo gạo nếp?

Trong mùa đông lạnh giá, gạo nếp có thể bổ sung khí, giúp cơ thể sinh nhiệt, chống lạnh, bồi bổ tỳ vị, kích thích cảm giác thèm ăn.

Mặt khác, gạo nếp có tác dụng làm se khít, cố liễm nên có tác dụng hỗ trợ tình trạng đi tiểu nhiều hoặc đổ mồ hôi đêm.

Gạo nếp có thể chế biến thành nhiều cách như nấu xôi, xay bột làm bánh, nấu cháo... Khi ăn nên làm nóng hoặc nấu cháo loãng sẽ tốt hơn, không chỉ bổ dưỡng mà còn dễ tiêu hóa, hấp thu, nuôi dưỡng vị khí tốt. Do gạo nếp khi nấu thành cháo, tinh bột đã bị hồ hóa, amylopectin bị phân hủy thành amylose nên dễ tiêu hóa.

Tùy vào tình trạng cơ thể và triệu chứng bệnh, có thể nấu cháo phối hợp với một số dược liệu khác nhau để cải thiện chức năng tạng phủ bị suy giảm.

2. Một số món cháo gạo nếp bồi bổ cơ thể

2.1. Cháo giải cảm

Tác dụng: Mùa đông khi bị cảm lạnh có thể dùng món cháo giải cảm, tán phong hàn.

Nguyên liệu: 50gr gạo nếp, 7 củ hành, 7 lát gừng, 1 thìa dấm gạo.

Cách nu:

- Vo sạch 50 gam gạo nếp, cho lượng nước thích hợp vào nấu thành cháo, thêm 7 củ hành lá (khoảng 30 gr), 7 lát gừng (khoảng 15 gr), nấu khoảng 5 phút thì cho giấm gạo (khoảng 50 ml), đun sôi, bắc ra ngay.

- Ăn ngay khi còn nóng, sau đó đắp chăn cho đến khi ra mồ hôi dâm dấp là được. Có thể được ăn liên tục trong 2 đến 3 ngày để mau khỏe.

photo-1701523063075

Cháo thần tiên có thành phần chính là gạo nếp, hành, gừng giúp giải cảm tán phong hàn trong mùa đông.

2.2. Cháo gạo nếp táo đỏ

Tác dụng: Có tác dụng bồi bổ tỳ vị, bổ khí, thích hợp cho người thể chất suy nhược, khí hư, hồi hộp, mất ngủ.

Nguyên liệu: Gạo nếp 100gr, táo đỏ 70gr, đường phèn 5g, muối 3g.

Cách nấu:

- Gạo nếp và táo vo/rửa sạch rồi ngâm trong nước lạnh nửa tiếng. Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, đun sôi, đổ gạo nếp vào nấu nhừ. Dùng thìa khuấy đều để hạt gạo không dính đáy nồi, sau khi sôi, đun nhỏ lửa trong 30-45 phút.

- Táo đỏ bỏ hạt thái lát vừa ăn, cho vào nồi cháo đã nhừ, khuấy đều và đun nhỏ lửa thêm trong khoảng 10 phút.

- Tắt bếp, bắc cháo thêm lượng đường phèn và muối vào, trộn đều và dùng nóng.

photo-1701523064897

Cháo gạo nếp táo đỏ.

2.3. Cháo gạo nếp củ sen

Tác dụng: Cháo gạo nếp củ sen bồi bổ tỳ khí, giảm tiêu chảy, thanh nhiệt và thúc đẩy sản sinh tân dinh, lương huyết tán ứ, ích khí và tăng cường sức khỏe.

Nguyên liệu: Gạo nếp 200gr, đậu phộng (lạc) 50gr, củ sen 100gr (1 củ), đường nâu 50gr.

Cách nấu:

- Gạo nếp vo sạch, ngâm trong nước lạnh 2-3 tiếng, vớt ra để ráo.

- Củ sen rửa sạch, bỏ gân, cắt thành khối vuông nhỏ, ngâm trong nước lạnh sau cắt để giảm thâm.

- Cho củ sen đã cắt và đậu phộng đã rửa sạch vào nồi nước lanh, đun sôi trên lửa lớn.

- Sau khi nước sôi thì cho gạo nếp vào nồi đun tiếp, khi sôi lại, văn nhỏ lửa hầm trong 30 phút để cháo nhừ.

- Tắt bếp, bắc cháo ra, thêm đường và một ít quế hoa vào cháo rồi thưởng thức.

photo-1701523065570

Củ sen là nguyên liệu nấu cháo gạo nếp bồi bổ sức khỏe trong mùa đông.

2.4. Cháo gạo nếp ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)

Tác dụng: Cháo gạo nếp ngân nhĩ có tác dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, bồi bổ khí cho cơ thể, hỗ trợ trẻ hóa làn da.

Nguyên liệu: Gạo nếp 100gr, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 20gr, bách hợp 20gr, câu kỷ tử 10gr, đường phèn 20gr.

Cách nấu:

  • Ngâm mộc nhĩ trắng vào nước ấm nóng để nấm nở, sau khi nấm nở hết thì cắt bỏ chân nấm và xé nhỏ nấm.
  • Ngâm bách hợp và câu kỷ tử trong nước lạnh khoảng 30 phút. Gạo nếp vo sạch, ngâm trong 30 phút.
  • Cho nước vào nồi vừa đủ, cho gạo nếp và mộc nhĩ vào, đun sôi trên lửa lớn và đậy nắp nồi đun nhỏ trong 20 phút.
  • Sau 20 phút, thêm câu kỷ tử và bách hợp vào, khuấy đều đun thêm 15 phút nữa.
  • Cuối cùng tắt bếp, thêm đường phèn, lấy ra khỏi nồi và ăn.
photo-1701523067264

Mộc nhĩ trắng nấu cháo gạo nếp bồi bổ khí cho cơ thể.

2.5. Cháo gạo nếp sơn dược (củ mài)

Tác dụng: Cháo gạo nếp củ mài bổ ích tỳ vị, liễm hãn chỉ khát (giảm mồ hôi và làm dịu khô khát), ích khí bổ thận.

Nguyên liệu: Gạo nếp 200gr, củ mài 300gr, đường phèn 20gr.

Cách nấu:

  • Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 30 phút, vớt ra bỏ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun sôi giảm nhỏ lửa trong 30 phút.
  • Gọt vỏ củ mài, cắt thành từng khúc, rồi hấp chín. Sau khi củ mài đã hấp chín thì dùng thìa ép nhuyễn.
  • Sau đó cho củ mài đã nghiền vào nồi cháo gạo nếp, đun thêm 15 phút, dùng thìa khuấy thường xuyên theo một chiều giúp cháo đặc hơn và không bị dính đáy nồi.
  • Thêm đường phèn vào (tùy theo sở thích) và ăn.
photo-1701523068013

Cháo gạo nếp củ mài.

2.6. Cháo gạo nếp bách hợp

Tác dụng: Cháo gạo nếp bách hợp bổ khí dưỡng huyết, giảm mệt mỏi, giữ dáng.

Nguyên liệu: Gạo nếp 200gr, bách hợp 200gr, táo đỏ 05 quả, đường phèn 10gr.

Cách nấu:

  • Bách hợp khô rửa sạch, ngâm nước trước (có thể ngâm trước 1 đêm để sáng hôm sau dùng). Bách hợp đã ngâm mềm, rửa sạch để ráo.
  • Gạo nếp vo sạch, ngâm nước lạnh 30 phút. Sau đó đổ vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa trong 30 phút.
  • Sau đó thêm bách hợp và táo đỏ đã rửa sạch đun thêm 15-20 phút, thêm đường phèn và bắc cháo ra dùng.
photo-1701523068490

Bách hợp nấu với cháo gạo nếp giúp bổ khí, dưỡng huyết trong mùa đông.

2.7. Cháo gạo nếp câu kỷ tử

Tác dụng: Bồi bổ can thận, hỗ trợ giảm chóng mặt, cải thiện thị lực, giảm đau mỏi lưng gối.

Nguyên liệu: Gạo nếp 50gr, câu kỷ tử 20gr, đường nâu vừa đủ.

Cách nấu:

  • Gạo nếp vo sạch, cho vào nồi, thêm lượng nước vừa phải, đun sôi sau đó giảm nhỏ lửa, đun thêm 45 phút.
  • Câu kỷ tử rửa sạch, để ráo. Sau 45 phút, cháo chín thì cho thêm câu kỷ tử, đường nâu lượng vừa đủ vào nấu thêm 5-10 phút. Tắt bếp và múc cháo ra thưởng thức.

Theo suckhoedoisong.vn