Cà phê có chứa caffeine, một chất có thể thúc đẩy tâm trạng, sự trao đổi chất cũng như hiệu suất tinh thần và thể chất của bạn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cà phê an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ với lượng thấp đến trung bình.
Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê với hàm lượng caffeine liều cao có thể có những tác dụng phụ khó chịu và thậm chí nguy hiểm.
1. Uống cafe nhiều có tốt không?
1.1. Uống quá nhiều cà phê gây ra sự lo lắng
Mọi người thường dùng cà phê để làm tăng sự tỉnh táo. Vì trong đồ uống này có chứa caffeine, chất này có tác dụng ngăn chặn tác động của adenosine, một chất hóa học trong não khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời, caffeine sẽ kích hoạt giải phóng adrenaline, hormone có liên quan đến việc tăng năng lượng.
Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê quá cao từ 1.000 mg/ngày trở lên có thể gây ra lo lắng, bồn chồn. Đối với những người nhạy cảm với caffeine cũng sẽ có triệu chứng tương tự dù dùng với lượng vừa phải.
1.2. Dẫn tới tình trạng mất ngủ
Caffeine chứa trong cà phê giúp mọi người tỉnh táo nên sẽ khiến bạn khó ngủ và ngủ không đủ giấc. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng cà phê trước khi đi ngủ sẽ càng khó đi vào giấc ngủ hơn.
|
|
Dùng quá nhiều cà phê sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, mất ngủ (Ảnh: Internet) |
1.3. Ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa
Uống cà phê vào buổi sáng có tác dụng nhuận tràng vì cà phê giúp giải phóng gastrin, một loại hormone mà dạ dày sản xuất để tăng tốc độ hoạt động trong ruột kết.
Tuy nhiên, bản thân caffeine dường như cũng kích thích nhu động ruột bằng cách tăng nhu động ruột, các cơn co thắt để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu dùng cà phê quá liều có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy đồ uống có chứa caffein có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở một số người.
1.4. Uống cà phê thường xuyên sẽ gây nghiện
Uống cà phê liên tục có thể dẫn tới tình trạng bị phụ thuộc và gây nghiện. Nếu không được uống cảm giác sẽ khó chịu, không thể tập trung, mệt mỏi.
1.5. Không tốt cho người bị huyết áp cao
Nhìn chung, caffeine dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ nhưng lại làm tăng huyết áp do tác dụng kích thích đối với hệ thần kinh.
Huyết áp tăng cao là một yếu tố nguy cơ gây đau tim và đột quỵ vì nó có thể làm hỏng các động mạch theo thời gian, hạn chế lưu lượng máu đến tim và não của bạn.
Tuy nhiên, tác dụng của cà phê đối với huyết áp chỉ mang tính tạm thời nên khi ngưng sử dụng, huyết áp sẽ nhanh chóng được ổn định.
|
|
Tiêu thụ cafe với lượng lớn sẽ làm tăng huyết áp (Ảnh: Internet) |
1.6. Ảnh hưởng đến nhịp tim
Tác động kích thích của lượng caffeine cao có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn, thay đổi nhịp tim hay còn gọi là rung tâm nhĩ.
1.7. Gây mệt mỏi
Cà phê, trà và các loại đồ uống có chứa caffein khác được biết là có tác dụng tăng cường mức năng lượng.
Tuy nhiên, chúng cũng có thể có tác dụng ngược lại dẫn đến tình trạng mệt mỏi trở lại sau khi caffeine đã được đào thải ra khỏi cơ thể.
2. Uống bao nhiêu cafe một ngày?
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, người lớn không nên tiêu thụ quá 400 miligam (mg) caffeine mỗi ngày, khoảng 4 hoặc 5 tách cà phê.
Không có khuyến nghị chính thức của FDA về lượng caffeine dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, Canada khuyến cáo rằng trẻ em và thanh thiếu niên (đến 18 tuổi) không nên tiêu thụ quá 2,5 mg mỗi kilogram (kg).
Theo hướng dẫn này, một đứa trẻ nặng 50 kg không nên tiêu thụ quá 20 mg caffeine mỗi ngày. Ngoài cà phê, một lon cola có khoảng 36 đến 46 mg caffeine nên trẻ em cần cân nhắc khi sử dụng loại nước ngọt này.
|
|
Người lớn không nên tiêu thụ quá 400 miligam (mg) caffeine mỗi ngày (Ảnh: Internet) |
3. Một số mẹo giúp giảm lượng caffeine hấp thu
Để làm giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Giảm lượng caffeine bằng cách thay thế các loại thực phẩm và đồ uống có ít hoặc không có caffein.
Đặc biệt, đối với những người nghiện cà phê, có thể giảm lượng caffeine bằng cách uống nửa cốc cafe/ngày, sau đó chuyển sang một số loại trà thảo dược.
- Uống nhiều nước sẽ giúp đào thải caffeine trong cà phê ra ngoài, làm giảm tình trạng mệt mỏi và cải thiện tâm trạng cũng như mức năng lượng.
- Ăn nhiều thực phẩm có chất dinh dưỡng: Vitamin C, sắt, magiê, kẽm, chất xơ và vitamin B phức hợp có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi nên có thể hạn chế việc cần nạp nhiều caffeine. Các dưỡng chất này được tìm thấy trong sữa, pho mát, trứng, gan, thịt gia cầm, thịt nội tạng, cá ngừ, cá thu, cá hồi, trai, các loại hạt, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau xanh có nhiều màu sắc.
Nhìn chung, cafe có tác dụng trong việc cải thiện năng lượng, tâm trạng, cân nặng, nhận thức và hoạt động thể chất. Tuy nhiên, uống cafe quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, lâu ngày sẽ làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Một số trường hợp như huyết áp cao, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em nên hạn chế loại đồ uống này.
Vân Anh - Nguồn: Verywellhealth.com