Bỏ qua các triệu chứng và không nghỉ ngơi đầy đủ

7 sai lầm khi bị cảm lạnh khiến bệnh lâu khỏi

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ thường gặp phải những triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm đau họng, hắt hơi, ho, mệt mỏi, đau đầu,...chủ yếu vào ban đêm, nhất là khi thời tiết lạnh. Trường hợp nặng hơn sẽ có thể sốt kéo dài.

Khi có các triệu chứng trên người bệnh nên đi khám và uống thuốc đầy đủ để mau khỏi bệnh. Trường hợp bệnh tăng nặng hơn sau vài hôm, uống thuốc hạ sốt nhưng không khỏi thì bạn càng nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhiều người thường chỉ tập một vài bài tập để mong ra mồ hôi sẽ hạ sốt,"thải virus" ra đường mồ hôi, tuy nhiên quan niệm này là sai lầm. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ngủ để cơ thể có thời gian hồi phục, lấy lại sức.

Theo trang WebMD cho biết, khi chúng ta ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng khả năng bị cảm lạnh đến gấp 4 lần so với người ngủ đủ giấc. Trường hợp nếu bạn khó ngủ do các triệu chứng của cảm lạnh thì có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để giảm mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn nên tập đi ngủ sớm, ngủ bù vào buổi trưa.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Cảm lạnh là bệnh do virus gây nên, do đó việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả để điều trị bệnh này. Nếu bạn lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả gì mà còn làm tăng nguy cơ bị kháng kháng sinh về sau.

Bỏ bữa

Mặc dù khi bị bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn do miệng đắng, cổ họng đau khiến bạn bỏ bữa, nhưng bạn nên cố gắng bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để cung cấp năng lượng giúp các tế bào miễn dịch trong cơ thể chống lại nhiễm trùng, virus gây bệnh.

Dùng caffeine, rượu và các chất kích thích

Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bị cảm lạnh cần tránh dùng các thực phẩm chứa caffeine hay các chất kích thích để tốt cho sức khỏe. Caffeine có thể khiến bạn nhầm tưởng rằng mình đã khỏe hơn và khiến bạn khó ngủ, bồn chồn hơn, nhưng thực chất thì lại khiến thời gian phục hồi kéo dài.

Dùng thuốc sai

Các loại thuốc không kê đơn chữa cảm lạnh quá nhiều trên thị trường, những sai lầm lại xuất phát từ việc dễ dàng sử dụng thuốc không kê đơn. Như nếu sử dụng các loại thuốc thông mũi, xịt mũi dài ngày, hơn 3 ngày có thể “gây nghiện” cho mũi, khiến bản thân người bệnh phải phụ thuộc vào thuốc. Thuốc thông mũi chỉ nên sử dụng 3 ngày để thông mũi, sau đó cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu dùng thêm.

Xịt nước muối là cách làm phổ biến của nhiều người, những thực chất việc xịt nước muối chỉ giúp ngăn chặn nhiễm bệnh, giúp loại bỏ chất nhầy, thông xoang, chứ nước muối không thể chữa bệnh do cảm lạnh.

Không tập thể dục

Tập thể dục khiến con người có thể thường xuyên củng cố hệ miễn dịch, làm chúng ta ít bị nhiễm bệnh hơn. Nhưng khi bị bệnh, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thường ngại tập thể dục. Đừng bỏ qua điều này vì đây là cách bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại căn bệnh của mình. Bạn có thể tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn hơn bình thường tùy theo thể trạng của mỗi người.

Không uống đủ nước

Đây là sai lầm không chỉ người khỏe mạnh mắc phải mà cả người bị cảm cũng thường hay mắc. Mất nước làm người bệnh dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó chịu… Cần bổ sung nước cho cơ thể bằng đường ăn hoặc uống. Uống nước không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà nó còn làm cho chất nhầy ở xoang, mũi lỏng ra, đi xuống, và không lưu lại ở xoang hay phổi khiến bệnh lâu khỏi.

Theo tieudung