1. Trường hợp nào không nên dùng bột tam thất
1.1 Người bị cảm mạo
Do bột tam thất có tính ấm nên nếu người bị phong nhiệt dùng bột tam thất sẽ dễ dẫn đến chứng cảm mạo phong nhiệt.
1.2 Trong thời kỳ hành kinh
Bột tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ, nếu uống trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ dễ gây ra máu nhiều.
Tuy nhiên đối với người bị rối loạn kinh nguyệt thể huyết ứ thì có thể dùng bột tam thất để điều hòa kinh nguyệt.
1.3 Phụ nữ có thai
Bột tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giảm huyết áp nên nếu phụ nữ có thai uống bột tam thất sẽ dễ bị động thai, trường hợp nặng sẽ dẫn đến sảy thai.
1.4 Người có mẫn cảm với bột tam thất
Trước khi dùng bột tam thất, chúng ta cần hiểu rõ cơ thể mình xem có bị dị ứng không. Sau khi dùng nếu có biểu hiện dị ứng phải ngừng ngay.
Bột tam thất có lợi cho sức khỏe nhưng có nhiều trường hợp không nên dùng để tránh tác hại xấu xảy ra.
1.5 Trẻ vị thành niên
Bột tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, các chức năng tạng phủ chưa mạnh, nếu sử dụng bột tam thất không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.
1.6 Không nên dùng bột tam thất với một số thực phẩm
Không nên dùng bột tam thất với đậu tằm, cá, hải sản và thức ăn cay, lạnh và chua, vì những thực phẩm này sẽ làm giảm đáng kể sự hấp thu của cơ thể đối với các thành phần của bột tam thất, đồng thời có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc.
1.7 Nếu không kiên trì thì không nên sử dụng
Uống bột tam thất phải tuân thủ trong thời gian dài, dùng bột tam thất theo kiểu "câu ba ngày, giăng lưới phơi hai ngày" không thể đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe như mong muốn.
2. Ai là người thích hợp nhất để dùng bột tam thất?
Người có thể chất huyết ứ là những trường hợp thích hợp nhất để sử dụng bột tam thất do dược liệu này có tác dụng tiêu huyết ứ, thúc đẩy lưu thông máu.
Hiện nay, có rất nhiều người có tình trạng huyết ứ. Huyết ứ có nghĩa là khí huyết lưu thông kém, khí trệ. Ví dụ, máu chảy chậm, hoặc ứ đọng ở một số nơi, hoặc, gây tắc nghẽn một số, gây ra bệnh.
Huyết ứ có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như tắc nghẽn mạch máu não, tim mạch, giãn tĩnh mạch, như u xơ tử cung ở phụ nữ, u nang buồng trứng, phì đại tuyến vú…
Bên cạnh đó, huyết ứ cũng còn là hậu quả xảy ra khi mắc một số loại bệnh, nghĩa là có nhiều bệnh phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ xuất hiện tình trạng huyết ứ, như hoại tử tứ chi ở bệnh nhân đái tháo đường.
Vị trí và biểu hiện của người bị huyết ứ:
- Có điểm ứ huyết ở đầu lưỡi và cạnh lưỡi
- Suy giảm trí nhớ.
- Luôn cảm thấy cổ họng khô rát.
- Môi và hốc mắt xỉn màu, nước da xỉn màu, trên mặt dễ xuất hiện các chấm đen.
- Da khô, trên bề mặt da nổi lên những vết máu đỏ hoặc xanh, đặc biệt dễ xuất hiện vết bầm tím khi chạm vào da.
- Có những nốt đau cố định trên cơ thể, đau dữ dội vào ban đêm và nhẹ hơn vào ban ngày.
Theo suckhoedoisong.vn