Theo BS. Vũ Quốc Trung, chuyên gia y học cổ truyền, stress, căng thẳng, suy nhược thần kinh nằm trong chứng uất của Đông y.

Khí uất lâu có thể hóa hỏa gây hỏa uất, huyết uất. Thức ăn không tiêu hóa tốt, ứ trệ gây thực trệ dẫn đến thực uất... Bệnh lâu ngày dẫn đến tỳ hư, tâm hư, can thận hư.

Về mặt trị liệu, bên cạnh việc dùng thuốc, điều quan trọng là người bệnh phải tự giải quyết các phiền uất của mình, như vậy thuốc mới phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả điều trị.

Dưới đây là một số biện pháp tự giải phiền uất, căng thẳng ai cũng có thể thực hiện:

1. Tăng cường hoạt động thể chất giảm căng thẳng

Hầu như bất kỳ hình thức hoạt động thể chất nào cũng có tác dụng như một liều thuốc giảm căng thẳng, do có thể tăng cường endorphin giúp bạn cảm thấy dễ chịu và các hóa chất thần kinh tự nhiên khác giúp nâng cao cảm giác hạnh phúc.

Tập thể dục cũng có thể giúp tập trung tâm trí vào các chuyển động của cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng và đẩy lùi khó chịu.

Tăng cường hoạt động thể chất không nhất thiết phải là những buổi tập gym mà chỉ đơn giản là đi dạo, chạy bộ, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, đạp xe, bơi lội, tập tạ, hút bụi hoặc làm bất cứ điều gì khác khiến bạn tăng cường vận động.

photo-1692694669353

Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng, phiền uất.

2. Tránh những thói quen không lành mạnh

Một số người có thể đối phó với căng thẳng bằng những thói quen không lành mạnh như uống quá nhiều caffein hoặc rượu, hút thuốc, ăn quá nhiều hoặc sử dụng các chất bất hợp pháp...

Những thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe và làm tăng mức độ căng thẳng của bạn nên bạn tránh càng xa càng tốt.

3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bản thân. Bạn nên đặt mục tiêu ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

photo-1692694670416

Ăn uống lành mạnh là biện pháp chăm sóc bản thân tốt nhất.

4. Cười nhiều hơn

Khiếu hài hước không thể chữa khỏi mọi bệnh tật nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và làm nhẹ đi gánh nặng tinh thần của bạn. Cười nhiều hơn cũng tạo ra những thay đổi tích cực về thể chất trong cơ thể.

Vì vậy, hãy đọc và kể một vài câu chuyện cười, xem một bộ phim hài hoặc đi chơi với những người bạn vui tính. Hoặc thử tập yoga cười.

5. Thiền định

Trong khi thiền, bạn tập trung sự chú ý và làm dịu đi dòng suy nghĩ lộn xộn có thể đang lấn át tâm trí và gây căng thẳng. Thiền có thể mang lại cho bạn cảm giác bình tĩnh, bình yên và cân bằng, giúp ích cho cả cảm xúc lẫn sức khỏe tổng thể.

Bạn có thể thực hành thiền có hướng dẫn, tưởng tượng có hướng dẫn, chánh niệm, hình dung và các hình thức thiền khác ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Ví dụ, bạn có thể thiền khi ra ngoài đi dạo, đi xe buýt đi làm…

photo-1692694671448
 

Thiền giúp tịnh tâm, giải tỏa phiền uất, căng thẳng.

6. Thăm hỏi bạn bè, người thân

Khi tâm trạng căng thẳng và cáu kỉnh, bạn có thể muốn cô lập bản thân, nhưng điều này thực sự không tốt cho tinh thần. Do đó, bạn nên liên hệ với gia đình, bạn bè và tạo kết nối xã hội để được trò chuyện, tâm sự, giải tỏa nỗi niềm.

Khoa học đã chứng minh giao tiếp xã hội là một liều thuốc giảm căng thẳng tốt vì nó có thể mang lại sự xao lãng, hỗ trợ và giúp bạn vượt qua những thăng trầm trong cuộc sống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tham gia tình nguyện cho một tổ chức từ thiện và giúp đỡ bản thân đồng thời giúp đỡ người khác để giúp mình vượt qua căng thẳng.

7. Tập yoga

Yoga tập hợp các nguyên tắc thể chất và tinh thần, bao gồm các tư thế và bài tập thở có thể giúp bạn đạt được sự bình yên trong cơ thể và tâm trí cũng như giảm bớt căng thẳng, lo lắng.

Bạn có thể tự mình thử tập yoga theo các hướng dẫn trên mạng xã hội hoặc tìm một lớp học có giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, dù lựa chọn biện pháp nào bạn cũng cần chú ý lắng nghe cơ thể và làm theo hướng dẫn để tránh gây tổn thương cho cơ thể.

photo-1692694671935
 

Tập trung vào các động tác yoga giúp tránh xa những căng thẳng, phiền uất.

8. Ngủ đủ giấc

Căng thẳng có thể khiến bạn khó ngủ, nhưng giấc ngủ là lúc não và cơ thể bạn nạp lại năng lượng. Hầu hết người lớn cần ngủ khoảng 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Việc bạn ngủ ngon như thế nào và trong bao lâu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng, sự tập trung và hoạt động tổng thể của cơ thể.

Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn nên tạo thói quen đi ngủ khoa học như thức ngủ đúng giờ, cất điện thoại và máy tính bảng, đảm bảo môi trường ngủ mát mẻ, yên tĩnh và thư giãn như nghe nhạc êm dịu…

Theo suckhoeodiosng.vn