1. Tại sao giấc ngủ lại rất quan trọng khi bị ốm

TS. Michael Breus, chuyên gia về giấc ngủ tại Mỹ cho biết, ngủ là thời gian cơ thể tự chữa lành nhanh nhất khi cơ thể mệt mỏi hay bị ốm. Đó là do quá trình phục hồi thể chất xảy ra trong khi ngủ, khi hormone tăng trưởng được sản xuất, giúp sửa chữa tế bào và tăng sản xuất tế bào T, hỗ trợ chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, khi ngủ, cơ thể tập trung hoàn toàn năng lượng vào hệ miễn dịch, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn thay vì tiêu tốn năng lượng cho các hoạt động hàng ngày như nói chuyện, đi lại, suy nghĩ...

Hơn nữa, thiếu ngủ cũng khiến cơ thể mệt mỏi nên giấc ngủ rất quan trọng khi cơ thể bị ốm. Tuy nhiên, khi bị ốm thường kèm theo các biểu hiện khó chịu như ngạt mũi, ho, hắt hơi, sốt... nên việc ngủ ngon giấc trở nên khó khăn hơn.

photo-1678763154150
 

Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tăng miễn dịch cho cơ thể.

2. Cách gì nâng cao chất lượng giấc ngủ khi bị ốm

2.1 Giữ nhiệt độ phòng ổn định

Nhiệt độ cao có thể cản trở nhịp sinh học bằng cách ngăn cơ thể giảm nhiệt độ, có thể gây gián đoạn giấc ngủ bình thường. Do đó, TS. Alexandra Kreps, chuyên gia chăm sóc và tư vấn ban đầu tại New York, Mỹ, cho biết, nhiệt độ phòng mát mẻ có thể giúp ngủ ngon hơn và thúc đẩy giấc ngủ theo chu kỳ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) tốt hơn.

2.2 Thay ga trải giường thường xuyên

Khi cơ thể bị ốm thường ra mồ hôi nhiều khiến ga trải giường chứa đầy vi khuẩn. Chính vì vậy, TS. Kreps khuyến cáo nên thay ga trải giường ít nhất hàng tuần để làm sạch mọi vi khuẩn hoặc virus còn sót lại có thể sống trên chất liệu vải. Ngoài ra, những người bị dị ứng hoặc hen suyễn có thể cần thay ga trải giường thường xuyên hơn do nhiều bụi trên ga có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.

2.3. Sử dụng máy tạo độ ẩm hay máy phun sương

Khi bị ốm với các triệu chứng cảm thường làm khô đường thở và khiến chúng trở nên thô ráp. Làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương giúp hỗ trợ đường thở. Tuy nhiên, cần vệ sinh máy sạch sẽ và đảm bảo không bị nấm mốc hoặc chứa vi khuẩn để tránh gây tổn thương thêm cho đường hô hấp.

2.4 Gối đầu cao

Khi nằm xuống, nước mũi sau không được giải phóng, có thể khiến cổ họng đau rát và gây ho. Do đó, bạn nên kê cao gối khi ngủ giúp giải phóng chất lỏng, giảm áp lực xoang, từ đó giúp dễ thở và ngủ ngon hơn.

photo-1678763157440
 

Gối cao đầu giúp ngủ ngon hơn khi bị ngạt tắc mũi...

2.5 Uống hoặc ăn đồ nóng

Uống trà nóng hoặc ăn súp nóng có thể giúp thông mũi khô, làm lỏng chất nhầy và làm thông thoáng đường thở, giúp ngủ dễ dàng hơn. Với các loại trà nóng, bạn có thể thêm một ít mật ong để làm dịu cổ họng và giúp giảm ho. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ cũng giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ khi bị ốm.

2.6 Dùng thuốc cảm cúm

Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm không kê đơn được dùng riêng cho ban đêm để điều trị các triệu chứng cảm cúm, nhưng bạn cần đọc nhãn cẩn thận để lựa chọn loại thuốc phù hợp với triệu chứng mới đảm bảo phát huy tác dụng của thuốc.

2.7 Không uống rượu

Uống rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng lại làm cho bạn phải thức dậy nhiều hơn trong đêm gây cản trở giấc ngủ. Rượu cũng có thể gây khô miệng, phù nề xoang và phản ứng xấu với thuốc cảm hoặc cúm.

2.8 Bổ sung magie

TS. Kreps cho biết, magie rất quan trọng đối với chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, giúp ngủ ngon và có lợi cho hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, magie có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác nên cần được tư vấn cụ thể trước khi dùng.

Theo suckhoedoisong.vn