Trà gừng
Trà gừng rất giàu các hợp chất và chất chống oxy hóa tự nhiên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm và các triệu chứng khác. Với một liều lượng nhỏ, trà gừng rất tốt cho chứng trào ngược axit.
Các hợp chất trong gừng có thể làm dịu các cơn co thắt dạ dày và làm dịu kích ứng đường tiêu hóa. Uống trà gừng giúp giảm trào ngược axit và giảm buồn nôn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trà cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược từ lâu đời. Các nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc sử dụng trà rễ cam thảo đối với chứng trào ngược axit và GERD, làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, viêm và đau dạ dày.
Hợp chất hoạt động chính trong rễ cam thảo là glycyrrhizin, có thể làm tăng chất nhầy, bảo vệ thực quản và dạ dày khỏi tác động của axit.
Tuy nhiên, có những rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều glycyrrhizin. Do đó, một số sản phẩm từ cam thảo được chế biến để giảm hàm lượng glycyrrhizin, có thể an toàn hơn khi tiêu thụ.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc thường được sử dụng để chống lại các triệu chứng trào ngược axit và GERD. Nó được biết đến với đặc tính chống viêm và khả năng giảm các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày.
Uống trà hoa cúc cũng có thể làm giảm căng thẳng, đây là nguyên nhân chính gây trào ngược axit và các triệu chứng GERD.
Trà xanh
Theo các chuyên gia, trong trà xanh có một lượng caffein vừa phải, ít khiến triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bùng phát. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể uống trà xanh.
Trà xanh có vị chát, hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu cơm. Vì vậy, sử dụng 1 tách trà xanh mỗi ngày có thể trung hòa dịch vị, thúc đẩy chức năng tiêu hóa và giảm tần suất chứng trào ngược bùng phát. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa nhiều hoạt chất sinh hoạt như flavonoid, quercetin, EGCG,… có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện sức khỏe.
Trà cây du trơn
Vỏ bên trong của cây du trơn thường được dùng để làm thuốc. Khi trộn với nước, nó tạo ra một loại gel có đặc tính bao phủ rất tốt.
Uống trà cây du trơn sẽ tạo ra một lớp lót bên trong của đường tiêu hóa, làm dịu và bảo vệ đường tiêu hóa khỏi bị viêm thêm. Nó cũng có thể kích thích sản xuất chất nhầy, làm giảm kích ứng dạ dày và thực quản.
Trà bạc hà
Ngoài những loại trà kể trên, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng có thể dùng trà bạc hà. Dù không chứa caffeine nhưng với tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, trà bạc hà giúp duy trì sự tỉnh táo, cải thiện tình trạng mệt mỏi và uể oải trong thời gian học tập, làm việc.
Bên cạnh đó, chất menthol trong lá bạc hà còn có tác dụng làm dịu cảm giác nóng rát thượng vị, giảm nhẹ tình trạng ợ nóng và đắng miệng do axit trào ngược lên thực quản. Đồng thời hoạt chất này còn giúp điều hòa nhu động đường ruột và cải thiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân bị chứng trào ngược như đầy hơi, chướng bụng, ăn uống khó tiêu,…
Trà nghệ
Từ lâu, củ nghệ là một loại gia vị đã được sử dụng thay thế thuốc. Uống trà nghệ để điều trị trào ngược axit rất có lợi, do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nghệ.
Nghệ cũng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày và ợ nóng. Curcumin, hoạt chất chính của củ nghệ, giúp bảo vệ đường tiêu hóa khỏi bị hư hại.
Trà thì là
Trà thì là hãm từ hoa và thân của cây thì là, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, đầy hơi. Đặc tính chống viêm trong trà thì là, có thể giúp giảm viêm, khiến nó trở thành một loại trà tốt cho chứng trào ngược axit và GERD.
Theo tieudung.kinhtedothi