Giữ ẩm cho phổi
Mỡ lợn có tác dụng làm ẩm phổi. Bên cạnh đó, sự phát triển của da và tóc phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng của phổi. Vì vậy, mỡ lợn có thể nuôi dưỡng phổi, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của da và tóc.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giảm táo bón
Mỡ lợn có mùi thơm đặc biệt và kết cấu mịn. Ăn mỡ lợn trong thời gian dài có tác dụng kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón.
Thúc đẩy sự hấp thu canxi
Mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chỉ sau dầu cá. Một muỗng canh mỡ lợn có chứa 1.000 đơn vị vitamin D. Do đó, tiêu thụ mỡ lớn đúng cách, đúng liều lượng sẽ làm tăng khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể.
Điều hòa ngũ tạng
Mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại mỡ động vật này có thể giúp làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.
Giải độc
Mỡ lợn có tác dụng loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.
Làm đẹp da
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỡ lợn có tác dụng tốt trong việc cải thiện làn da khô, dưỡng ẩm và giữ ẩm cho da, đồng thời có tác dụng loại bỏ các vết rạn da. Điều này là nhờ vào hàm lượng vitamin E dồi dào và nguồn chất béo nhất định trong mỡ lợn.
Chống lạnh
Mỡ lợn là chất béo động vật, giàu chất dinh dưỡng và axit béo bão hòa. Ăn mỡ lợn có thể giúp giữ ấm cho cơ thể, từ đó giúp chống lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.
Giảm nguy cơ trầm cảm
Mỡ lợn có chứa lượng lớn axit linoleic và axit oleic, có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm.
Một số bài thuốc từ mỡ lợn
Để làm thuốc chữa bệnh từ mỡ lợn, Đông y đưa ra một số bài thuốc sau:
- Khó đại tiểu tiện: Lấy lượng mỡ to bằng quả trứng gà, cắt nhỏ, đun cùng với 50ml rượu, sau đó tiếp tục đun sôi vài lần, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.
- Ho gió ho khan: Mỡ lợn 120g, rán chín, cắt nhỏ, ăn cùng với dấm đỗ tương.
- Ho nhiều khàn tiếng: Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước, thêm 60g mật ong đun sôi, bảo quản trong lọ sứ, mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.
- Da tay chân nứt nẻ: Mỡ pha với rượu nóng bôi vào chỗ nứt nẻ.
- Táo bón: Mỡ lợn, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.
Ăn mỡ lợn như thế nào là hợp lý?
Mặc dù mỡ lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mỡ lợn là thực phẩm giàu năng lượng, có thể tạo ra 9kcal năng lượng cho mỗi gram chất béo, nên ăn nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Cụ thể, lạm dụng mỡ lợn có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Trong khi đó, béo phì lại là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và đột quỵ. Vậy phải ăn mỡ lợn như thế nào cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên sử dụng mỡ động vật và dầu ăn thực vật xen kẽ nhau theo tỷ lệ 1:1,15. Với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh, tỷ lệ mỡ/dầu là 70/30, ở người trưởng thành là 50/50 và người cao tuổi là 30/70.
Bên cạnh đó, những người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét nên hạn chế ăn mỡ lợn.
Theo tieudung.kinhtedothi