Đi chợ vào buổi sáng. Đây là cách tốt nhất để chọn được thức ăn còn tươi ngon vì có đến 80% người tiêu dùng vẫn có thói quen mua thức ăn ở chợ. Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không mua thực phẩm đã để quá lâu ngoài trời nắng, không mua các loại củ đã có mầm nhất là khoai tây đã lên mầm. Đây là cách chọn thực phẩm tốt nhất ở chợ để tránh ngộ độc thực phẩm.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm, nhất là thời điểm trước khi ăn, trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan, và rửa tay lại một lần nữa sau khi đã nấu xong.

Chế biến tách biệt giữa thực phẩm sống và chín. Nếu để thức ăn sống bị lẫn hoặc dính và thức ăn đã chín, thức ăn rất dễ bị nhiễm bẩn, gây bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, chế biến và để riêng biệt rất quan trọng.

Chọn thực phẩm tươi, ngon là điều hết sức cần thiết để tránh ngộ độc thực phẩm- Ảnh minh họa

Chú ý hạn sử dụng. Mỗi loại thực phẩm đều có khung thời gian an toàn riêng vì vậy trước khi mua hoặc sử dụng các loại thực phẩm cần chú ý hạn sử dụng. Những thực phẩm quá hạn tốt nhất là nên bỏ đi để tránh ăn phải đồ ôi thiu, chất đã bị biến đổi.

Chọn thực phẩm ở kênh mua sắm an toàn như siêu thị uy tín - Ảnh minh họa

Rã đông đúng cách. Không ít gia đình có thói quen, lấy đồ ăn từ trên ngăn đá để ra ngoài trước mấy tiếng đồng hồ để nó tự rã đông trước khi chế biến. Tuy nhiên, cách rã đông này rất phản khoa học vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và sinh sôi. Tốt nhất là bỏ từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông hoặc rã đông bằng lò vi sóng.

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để loại bỏ thức ăn tồn đọng, để lâu ngày. Việc vệ sinh tủ lạnh cũng sẽ loại bỏ được các vi khuẩn có hại được sản sinh khi để thức ăn lưu cữu lâu ngày, đồng thời phá hủy môi trường sống của các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh - Ảnh minh họa

Ăn chín uống sôi là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn, loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật sạch sau đó ngâm nước muối sát khuẩn, vẩy thật khô nước trước khi ăn. Với các loại trái cây cũng làm tương tự nhưng cần nạo bỏ vỏ trước khi ăn.

Bọc kín thức ăn khi cho vào tủ lạnh. Dùng màng bọc thực phẩm bọc thật kím hoặc hộp nhựa đậy kín thức ăn khi cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ tránh tủ lạnh có mùi và ngược lại thức ăn không bị nhiễm khuẩn nếu tủ lạnh có vi khuẩn gây hại. Để tách biệt thức ăn sống và chín.

Theo Tuệ Minh/ Gia đình và Xã hội