    |
 |
Tránh những sai lầm này sẽ giúp bạn tối ưu hóa việc bổ sung vitamin D, cải thiện sức khỏe và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn. Ảnh - AI: Ngọc Thùy |
Tiến sĩ Pranav Honnavara Srinivasan - cố vấn cấp cao về Tiêu hóa tại Bệnh viện Sparsh Bengaluru (Ấn Độ) - cho biết, vitamin D rất cần thiết cho cơ thể vì nó giúp hỗ trợ khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều hòa tâm trạng và duy trì sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến cần tránh để tối ưu hóa lợi ích của vitamin D được Tiến sĩ Pranav Honnavara Srinivasan chỉ rõ:
Dùng liều lượng quá cao
Một số người nghĩ rằng bổ sung vitamin D càng nhiều càng tốt, nhưng việc dùng liều quá cao (trên 4.000 IU mỗi ngày - khoảng 268 mg) có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D. Điều này có thể gây ra việc tăng canxi trong máu, dẫn đến các vấn đề về thận và tim mạch.
Không kiểm tra nồng độ vitamin D trong máu
Nhiều người bổ sung vitamin D mà không biết chính xác mức vitamin D trong cơ thể. Việc bổ sung không có cơ sở có thể dẫn đến thiếu hoặc dư thừa vitamin D.
Bổ sung vitamin D mà không chú ý đến các chất dinh dưỡng khác
Vitamin D cần có sự hỗ trợ của các chất dinh dưỡng khác như magiê, canxi và vitamin K2 để phát huy hiệu quả tốt nhất. Thiếu một trong những chất này có thể làm giảm hiệu quả của vitamin D hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Uống vitamin D vào thời điểm không thích hợp
Vitamin D là vitamin tan trong chất béo, nghĩa là cơ thể cần một lượng chất béo để hấp thu vitamin D tốt hơn. Nếu uống vitamin D khi dạ dày rỗng hoặc không có thức ăn chứa chất béo, việc hấp thu vitamin D có thể không tối ưu.
Sử dụng loại vitamin D không đúng
Có hai loại vitamin D phổ biến: vitamin D2 và vitamin D3. Vitamin D3 là loại có hiệu quả cao hơn và được cơ thể sử dụng tốt hơn so với vitamin D2.
Không kết hợp bổ sung với việc tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Một nguồn vitamin D quan trọng là ánh sáng mặt trời. Nhiều người có xu hướng chỉ dựa vào thực phẩm bổ sung mà không tận dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Điều này có thể khiến cơ thể thiếu hụt vitamin D trong dài hạn.
Bổ sung vitamin D mà không xem xét các bệnh lý nền
Một số bệnh lý như bệnh thận hoặc các vấn đề về hấp thu chất béo (như bệnh Crohn, viêm ruột) có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D. Việc bổ sung vitamin D không xem xét đến các yếu tố bệnh lý nền có thể không hiệu quả.
Chỉ dựa vào thực phẩm bổ sung mà không chú ý đến chế độ ăn
Ngoài thực phẩm bổ sung, chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất vẫn là yếu tố quan trọng để duy trì nồng độ vitamin D khỏe mạnh. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng.
Theo laodong