1. Nước gừng tươi hỗ trợ giảm triệu chứng viêm xoang
Thành phần chủ yếu là tinh dầu, có vị cay, tính ôn, chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, nghẹt mũi, ho đàm, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, giải độc...
Cách dùng 1: Lấy 1 củ gừng già đập dập, rang cho vàng nấu nước uống sẽ giúp làm ra mồ hôi, giảm đàm, dịch mũi họng.
Cách dùng 2: Lấy 10g gừng khô và 20g cam thảo, nấu nước uống sáng tối giúp làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống vi khuẩn gây cảm cúm, viêm xoang.
Nước gừng tươi có tác dụng giảm đau đầu, nghẹt mũi do viêm xoang.
2. Trà bạc hà
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bạc hà là menthola, menthon, flavonozit, có vị the, mùi thơm, tính mát. Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, giải biết, sát khuẩn, chữa nghẹt mũi, viêm họng, đau mắt đỏ, ngứa, mề đay, kích thích tiêu hóa, đau bụng, tiêu lỏng.
Cách dùng: Thường dùng loại thuốc hãm hoặc xông. Có thể uống tinh dầu bạc hà với nước nóng hoặc xoa ngoài để chống lạnh
3. Trà hoa cúc
Cúc hoa có tinh dầu, sắc tố crisan tenin, có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng giải cảm, giáng hóa, giải độc, sáng mắt, chữa các chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chảy nước mắt, huyết áp cao, đinh độc, miệng khô đắng, cổ họng hay mũi cảm giác khô khan.
Cách làm trà hoa cúc: Lấy 50g hoa cúc khô, 1,5 lít nước, 3 lát cam thảo, đun sôi 3 – 5 phút, cho một ít đường phèn, uống khi ấm sẽ tốt cho phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh mũi xoang, viêm xoang.
4. Món ăn từ hành (thông bạch)
Thành phần chủ yếu: Hành chứa acid malic, fitin, alyl sunfit, tinh dầu; có vị nồng, mùi hắc, tính bình, giải cảm, tiêu thức ăn, hoạt huyết, sát khuẩn, giúp kích thích thần kinh, tăng tiết dịch vị, chữa nghẹt mũi, cảm mạo, đau đầu.
Cách làm 1: Nấu cháo loãng thêm 3 củ hành sống, gừng 3 lát, tía tô 100g, 1 trứng gà, 1 ít muối vừa đủ, ăn nóng giúp ra mồ hôi giải cảm.
Cách làm 2: Nấu sôi 30g hành, 100g gừng sống, chè hương 100g, uống ấm giúp giải cảm, đầy bụng, buồn nôn, lạt miệng, chán ăn.
Cháo hành có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu.
5. Món ăn, nước uống từ quả cam
Theo đông y, cam là trái cây có thể sử dụng được từ vỏ đến hạt. Qủa có vị ngọt chua, tính bình, vỏ quả vị đắng cau, tính hơi ôn, hạt cam có vị đắng tính bình; có tác dụng nhuận phế sinh tân, lý khí hòa vị, hành khí giảm đau, tiêu tích tụ, táo thấp tiêu đờm, giải rượu, thông tiện.
- Với quả cam: Dùng ăn ngay hoặc ép hoặc nấu lấy nước uống. Vỏ/ hạt của quả có thể sử dụng vỏ tươi hoặc khô 5 – 10g đem sắc nước uống.
Một số món ăn cam hỗ trợ trị ho, tiêu đờm trong các bệnh lý viêm xoang và hô hấp:
- Cách 1: Bổ cam để cả vỏ, cho 3 lát gừng tươi và 10g đường phèn chưng cách thủy 1 tiếng, để ấm ăn cả vỏ và cam giúp tiêu đờm tốt.
- Cách 2: Vỏ quả, tía tô, củ cải trắng rửa sạch nấu sôi và cho đường phèn vào uống lúc ấm.
Lưu ý: Người tỳ vị yếu, phụ nữ sau sinh, người chính khí yếu nên chú trọng liều lượng dùng.
Vỏ cam sắc nước uống giúp nhuận phế sinh tân, tốt cho người bệnh viêm xoang.
6. Món ăn từ bưởi
Vỏ quả, hạt, rễ, hoa đều là những bộ phận của cây bưởi có thể dùng làm thuốc, có vị cay ngọt đắng tính ôn, giúp lý khí giảm đau, tán phong hàn, tiêu chất ứ đọng, giải độc, tiêu đàm, tiêu sưng phù, hòa vị, sinh tân giải khát, chỉ khái, bình suyễn.
- Cách 1: Lấy 125g múi bưởi, 30ml mật ong, 15ml rượu gạo, chưng cách thủy rồi mang ra dùng ấm.
Tác dụng: Hỗ trợ giảm ho đờm.
- Cách 2: Lấy 1 quả bưởi bỏ vỏ, 1 con gà trống, cho bưởi vào bụng gà, chưng cách thủy đến chín rồi dùng, nửa tháng ăn 1 lần, khoảng 3 lần.
Tác dụng: Hỗ trợ giảm chứng chảy nước mũi hay ho ở người cao tuổi.
Lưu ý: những người tỳ vị hư hàn, lượng đường trong máu thấp không nên ăn bưởi với lượng quá nhiều, thai phụ không nên dùng vỏ bưởi.
Món ăn từ bưởi giúp giảm triệu chứng viêm xoang.
7. Dứa
Có vị ngọt, hơi chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, giúp tinh thần thoải mái, giảm sưng phù, lợi tiểu, tốt cho dạ dày, giải rượu, trị say nắng…
- Cách 1: Ăn sống hoặc nấu chín. Những người tỳ vị hư hàn, chàm và có vết lở loét, mụn nhọt nên kiêng dùng. Dứa tươi trước khi ăn nên ngâm và rửa bằng nước muối để hạn chế ngứa tê lưỡi.
- Cách 2: Lấy 150g thịt dứa, 30ml mật ong, thêm một ít nước, đun lửa nhỏ, sáng tối ngày 2 lần hỗ trợ chứng ho, suyễn, đàm nhiều đặc khó khạc.
Dứa có thể ăn sống hoặc nấu chín.
8. Kinh giới
Thành phần có tinh dầu, có vị cay the, mùi thơm, tính ấm, giải biểu, tán phong hàn chữa cảm sốt, đau đầu, chảy mũi, đau họng, sản phụ trúng phong.
Cách dùng: Lấy 10g kinh giới và 10g tía tô đun sôi uống nóng. Hoặc 4g hoa kinh giới + 4g bạch chỉ + 4g cam thảo đất chữa cảm cúm, đau đầu, chảy nước mũi.
9. Táo đỏ
Táo đỏ có tính bình, vị ngọt, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: protein, lipid, đường, canxi, vitamin A, C, B1, B2, carotene… Táo đỏ thường được kết hợp với các thực phẩm khác để làm trà hoặc nấu các món ăn bổ dưỡng.
Cách dùng: Lấy 10 quả táo đỏ, lá dâu tằm, gừng tươi để giữ ấm, bổ dưỡng phổi, thông mũi, phòng và hỗ trợ chữa viêm xoang.
Theo suckhoedoisong.vn