Dị ứng phấn hoa là gì?

Phấn hoa là một loại bột rất mịn do cây cối, hoa, cỏ và cỏ dại tạo ra để thụ phấn cho nhau. Ở một số người, khi họ hít phải phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Hệ miễn dịch đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân nguy hiểm như virus, vi khuẩn và nấm mốc… để phòng bệnh. Ở những người bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch nhận diện các hạt phấn hoa vô hại như một kẻ xâm nhập nguy hiểm và bắt đầu sản xuất các chất để chống lại hạt phấn.

Một số người bị dị ứng phấn hoa quanh năm, trong khi những người khác chỉ bị trong những khoảng thời gian nhất định. Tình trạng dị ứng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em.

di ung phan hoa Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Triệu chứng dị ứng phấn hoa

Theo các chuyên gia sức khỏe, ở những người bị dị ứng với phấn hoa, các triệu chứng thường gặp là ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi. Một số trẻ bị ngứa mắt và chảy nước mắt, số khác bị phát ban da tương tự như nổi mề đay, có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn và khó thở trong trường hợp nghiêm trọng.

Sự khác biệt giữa dị ứng và cảm lạnh

Các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi cũng tương tự như khi bị cảm lạnh và đôi khi cha mẹ rất khó phân biệt. Điều đáng chú ý, so với cảm lạnh, dị ứng phấn hoa thường không bị đau họng, sốt hoặc các triệu chứng khó chịu chung khác, một số kèm theo nổi mề đay, viêm kết mạc,…, thường kéo dài hơn 2 tuần và thường xuyên xảy ra vào một thời điểm cố định hàng năm.

Ai nên cảnh giác với dị ứng phấn hoa?

Có tiền sử dị ứng phấn hoa

Có tiền sử bệnh hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng, chàm, mề đay,…

Tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc thuốc

Trẻ em có tiền sử gia đình bị dị ứng nên đặc biệt cẩn thận với dị ứng phấn hoa.

Những trẻ này nên được xét nghiệm dị nguyên tương ứng đối với nhóm hít phải (phấn hoa) và nhóm thực phẩm (rau củ quả) để làm rõ dị nguyên để có biện pháp phòng ngừa sớm.

di ung phan hoa Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Chế độ ăn uống sau khi bị dị ứng phấn hoa

Hội chứng dị ứng phấn hoa - thực phẩm: Có phản ứng dị ứng chéo giữa phấn hoa của một số loại cây với trái cây và rau quả. Một số trẻ dị ứng với phấn hoa còn kèm theo dị ứng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ví dụ như sau khi ăn xoài, đào, cà rốt, cần tây sẽ xuất hiện hội chứng dị ứng miệng như tê lưỡi, sưng tấy phần môi trên.

Các loại rau củ quả phổ biến có khả năng gây hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa bao gồm: táo, đào, dâu tây, xoài, dứa, dưa đỏ, cà rốt, cần tây… Cần chú ý đến phản ứng của trẻ khi ăn những thực phẩm này.

Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn nhạt của trẻ, uống nhiều nước, ăn nhiều rau tươi và thực phẩm giàu vitamin C. Không ăn hoặc ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt, nước ngọt, cố gắng không cho trẻ ăn cay và các chế độ ăn kích thích khác.

Làn thế nào để tránh dị ứng phấn hoa?

Bắt đầu từ nguồn, cắt bỏ các chất gây dị ứng và giảm thiểu số lần bạn ra ngoài. Ngoài việc mở cửa sổ để thông gió, phải luôn đóng cửa ra vào và cửa sổ để tránh phấn hoa theo gió bay vào phòng, nếu có điều kiện bạn có thể mua thiết bị lọc không khí.

Khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận, đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo dài tay, có thể chọn những nơi ít phấn hoa như ven biển để đi du lịch, vào sáng sớm và sau mưa, chỉ số phấn hoa thấp.

 Sau khi về nhà phải kịp thời tắm rửa thay quần áo. Nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra, nên dùng thuốc chống dị ứng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Theo giadinhonline.vn