Bơ không chỉ ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm, ngừa loãng xương, bảo vệ thị lực...Mặc dù Bơ rất tốt được cho là lành tính nhưng cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác quả bơ cũng có một số lưu ý khi ăn, có những người không nên tiêu thụ quá nhiều Bơ.
Tác dụng của quả bơ
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bơ có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe tim. Carotenoids và phenolics giúp cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu nguy cơ cholesterol cao.
Chống ung thư: Bơ chứa dưỡng chất thực vật, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ăn kết hợp với các loại trái cây và rau quả khác.
Bảo vệ da và mắt: Bơ cũng chứa lutein và các chất khác có thể giúp làm chậm hoạt động suy giảm thị lực. Các hoạt chất trong bơ có tác dụng chống lại tác hại của tia cực tím, bảo vệ làn da.
Kiểm soát huyết áp: Hỗ trợ làm giãn mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Cơ giúp cơ thể hấp thụ các chất chống oxy hóa trong các loại rau, và các loại quả khác.
Tăng cường sức khỏe thai nhi: Folate và axit folic có vai trò giúp thai nhi phát triển tốt. ụ nữ mang thai Vitamin B và C hỗ trợ phát triển trí não khỏe mạnh, trong khi chất chống oxy hóa, chất béo không bão hòa đơn và chất xơ cải thiện sản xuất sữa mẹ và sức khỏe của người mẹ sau khi sinh.
Chống viêm: Axit oleic trong bơ là một chất chống viêm rất hiệu quả
Những ai không nên ăn bơ?
Người béo phì: Mặc dù bơ rất giàu chất béo và chất dinh dưỡng lành mạnh nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến lượng calo dư thừa, làm tăng nguy cơ béo phì.
Người tiêu hóa kém: Bơ còn chứa một lượng lớn chất béo và protein thực vật, tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra bệnh khó tiêu ở đường tiêu hoá.
Người bệnh đái tháo đường: Bơ vẫn được cho là thực phẩm tốt cho người bệnh thái đáo đường vì bơ không chứa nhiều đường, tuy nhiên với người đái tháo đường nếu ăn một lượng bơ quá lớn ăn nhiều thì trong bơ có một lượng lớn chất béo có thể chuyển hóa thành đường sau khi vào cơ thể nếu không tiêu thụ kịp thời có thể làm tăng chỉ số đường huyết do đó không nên ăn nhiều bơ.
Người bị dị ứng nên thận trọng khi ăn: Bơ có chứa một số protein lạ, có thể gây kích ứng cơ thể một số người và gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy, những người dễ bị dị ứng nên tránh ăn bơ.
Người đang uống thuốc tây: Quả bơ có thể gây tương tác hoặc làm giảm hiệu quả của một số thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra, bơ cũng có thể tăng thêm tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol.
Phụ nữ đang cho con bú: Ăn quá nhiều bơ có thể gây giảm tiết sữa. Do đó, cần đảm bảo sự cân đối giữa việc bổ sung dinh dưỡng từ bơ và duy trì lượng sữa đủ cho con bú.
Không ăn với đồ uống lạnh: Hàm lượng chất béo trong bơ cao nếu ăn với đồ uống lạnh có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác. Ngoài ra, nếu bảo quản bơ trong tủ lạnh hoặc tủ đông trước khi lấy ra tiêu thụ thì nên đưa bơ về nhiệt độ phòng để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa do nhiệt độ nóng lạnh xen kẽ.
Người mắc bệnh gan: Do quả bơ chứa nhiều collagen nên khi không được tiêu hóa hoàn toàn có thể tích tụ và gây tổn thương tế bào gan. Đối với những người mắc bệnh liên quan gan, việc giới hạn tiêu thụ bơ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Không ăn bơ đã để quá lâu: Nói chung, nên ăn bơ đã cắt càng sớm càng tốt để tránh bị oxy hóa, ố vàng, mất chất dinh dưỡng, hư hỏng thực phẩm, v.v. do thời gian bảo quản để quá lâu.
Tóm lại: Bơ rất giàu axit béo không bão hòa và nhiều loại vitamin, khoáng chất, có thể giúp giảm mức cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, bơ cũng có thể được sử dụng như một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe.
Theo suckhoedoisong.vn