Thời gian trôi qua nhanh chóng, chớp mắt là đầu mùa đông, thời tiết trở nên lạnh. Chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi tối sẽ ngày càng lớn, đồng thời những cơn nắng hanh khô sẽ làm da dẻ mọi người trở nên khô và thô ráp. Mọi người nên giữ ấm và điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách. Người xưa cho rằng, dù điều kiện kinh tế gia đình như thế nào, mọi người cũng nên ăn đủ "2 củ, 1 hạt và 2 quả" này trong thời gian đầu đông. Chúng không chỉ giàu vitamin, khoáng chất có ích cho cơ thể, tăng cường năng lượng mà còn giúp làn da trở nên khỏe mạnh. Bên cạnh có, các thực phẩm này lại giàu kali - một chất rất cần cho sức khỏe mùa đông.

leftcenterrightdel
 

"2 củ"

Củ sen

Mùa thu ăn củ sen cũng rất ngon nhưng thời điểm thích hợp để ăn củ sen nhất là vào mùa đông. Bởi hiện tại là thời điểm củ sen tích lũy giàu dinh dưỡng nhất, cây tàn lá lụi, mọi chất dinh dưỡng được tích tụ trong củ sen.

Củ sen rất bổ dưỡng, chúng không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn được sử dụng là thuốc. Cứ 100g củ sen chứa 239mg kali, ăn củ sen thường xuyên vào mùa đông có thể bổ dạ dày, dưỡng âm, tăng cường tỳ vị, có tác dụng tốt cho cơ thể.

Công thức gợi ý: Canh sườn củ sen

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu canh sườn củ sen gồm 300g sườn non, 1 củ sen, 1 nhánh gừng, gia vị.

2. Sườn non cho vào nồi nước lạnh, đun sôi nước, chần sơ cho hết máu tanh, hớt bọt. Vớt xương ra rửa lại bằng nước sạch.

3. Gọt vỏ và cắt củ sen thành từng miếng. Rửa sạch. Gừng thái lát. Cho sườn và củ sen cắt lát vào nồi áp suất. Thêm gừng, đổ nước vào, đun trong nửa giờ. Hoặc hầm trong nồi gang ở lửa nhỏ khoảng 1 giờ.

4. Sau khi canh chín, thêm một lượng muối thích hợp cho vừa miệng.

Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm được sử dụng nhiều để chế biến món ngon trong mùa đông. Khoai lang là thực phẩm đặc trưng có hàm lượng kali cao và ít natri, hàm lượng kali lên tới 337mg/100g khoai lang. Hơn nữa, ăn khoai lang vào mùa đông có thể thúc đẩy nhu động ruột và nuôi dưỡng tim mạch.

Công thức gợi ý: Bánh khoai lang cuộn phô mai

1. Nguyên liệu cần thiết để làm bánh khoai lang cuộn phô mai là 2 củ khoai lang, 1 thìa đường, 100g phô mai bào, một ít bột ngàn lớp nhào sẵn, 1 lòng đỏ trứng, ít vừng đen.

2. Khoai lang gọt vỏ, cắt thành khối nhỏ. Cho vào xửng hấp chín. Sau đó, cho khoai hấp chín còn nóng vào bát, thêm đường và nghiền nhuyễn, trộn đều.

3. Lấy miếng bột bánh ngàn lớp, phết khoai lang nghiền lên trên, sau đó rắc phô mai bào lên rồi cuộn lại.

4. Cắt cuộn khoai lang thành những phần bằng nhau, sau đó phết một lớp lòng đỏ trứng và rắc hạt vừng lên. Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu ở 170 độ, mười phút là đủ.

leftcenterrightdel
 

"1 hạt"

Đậu đen

Đậu đen cũng là nguồn cung cấp kali tốt. Không chỉ vậy, đậu đen còn được mệnh danh là “Vua của các loại đậu”, ăn đậu đen thường xuyên vào mùa đông có thể nâng cao khả năng chống chọi với cái lạnh. Đồng thời chúng còn cấp ẩm và cung cấp vitamin giúp dưỡng da, mượt tóc.

Công thức gợi ý: Đậu đen phủ đường

1. Nguyên liệu cần thiết để làm món đậu đen phủ đường gồm 500g đậu đen, 100g muối biển, 100g đường trắng, 50g si rô đường.

2. Đun nóng nồi, cho muối vào và đậu đen. Rang đậu đen và muối trên lửa vừa. Đảo đều đến khi đậu đen chín thơm và nứt, có thể phát tiếng tanh tách thì tắt bếp, để riêng đậu.

3. Sau đó cho đường trắng vào nồi, thêm si rô đường đun sôi cho đến khi đặc lại thì tắt bếp. Đổ đậu đen vào, khuấy liên tục, trong quá trình khuấy sẽ từ từ hình thành lớp đường bột nhẹ.

4. Sau khi đậu đen phủ đều đường bột lên bề mặt, bạn có thể tắt bếp và bày ra đĩa.

leftcenterrightdel
 

"2 quả"

Bưởi

Bưởi vị chua ngọt, thanh dịu, lại là loại trái cây có hàm lượng kali cao. Mỗi 100g bưởi chứa 275mg kali. Ăn bưởi không chỉ giúp giải khát, cấp ẩm mà còn mang đến lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể làm mứt, ngào mật ong để sử dụng lâu hơn.

Công thức gợi ý: Bưởi ngào mật ong

1. Nguyên liệu cần thiết để làm bưởi ngào mật ong gồm 1 quả bưởi, 100g đường phèn vàng, 200g nước, 100g mật ong hoặc hơn,100g muối tinh.

2. Cho muối vào bưởi rồi chà xát đều, rửa sạch với nước. Bởi chúng ta sẽ lấy một phần vỏ bưởi để làm cùng cùi bưởi nên phải rửa sạch phần vỏ bưởi. Bạn có thể dùng bưởi vàng, bưởi đỏ để có màu vỏ bưởi đẹp mắt hơn. Bước tiếp theo là tách vỏ và cùi, loại bỏ phần cùi trắng, loại bỏ càng sạch càng tốt.

3. Sau đó cắt vỏ bưởi thành từng sợi mỏng (không cần dùng hết vỏ bưởi sẽ bị đắng), thêm muối và ngâm trong 1 giờ. Sau khi nước sôi, chần vỏ bưởi nhiều hơn hai lần để loại bỏ vị đắng dư thừa.

4. Loại bỏ lớp màng trắng khỏi cùi và bẻ thành từng miếng nhỏ. Trở lại nồi, cho cùi và vỏ bưởi vào nồi, thêm 100g đường phèn vàng và 200g nước. Đun lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ để chắt hết nước, nếu không thấy còn nước dưới đáy nồi thì tắt bếp.

5. Thêm lượng mật ong thích hợp vào và khuấy đều là món bưởi ngào mật ong đã sẵn sàng. Cho vào hũ thủy tinh để bảo quản. Có thể để trong ngăn mát tủ lạnh bảo quản và nên dùng sớm. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 1 hoặc 2 thìa, chế nước ấm vào thưởng thức.

leftcenterrightdel
 

Quýt

Quýt là một trong những loại trái cây phổ biến nhất theo mùa vào mùa đông. Chúng có vị chua, ngọt, thơm ngon, mỗi 100g quýt có thể cung cấp khoảng 181mg kali, đồng thời còn chứa một lượng lớn vitamin C và carotene, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch..

Công thức gợi ý: Mứt quýt

1. Nguyên liệu cần thiết làm mứt quýt gồm 1kg quýt, muối, đường phèn 200g.

2. Bóc vỏ, tách quýt thành từng miếng, bỏ vỏ và gân trắng ở giữa, cho cùi vào máy xay để xay nhuyễn. Nếu không muốn xay nhỏ, bạn có thể để nguyên múi đã bóc vỏ lụa trắng.

3. Đổ quýt vào nồi, thêm một thìa muối nhỏ vào. Cho muối vào để làm dịu vị chua của quýt. Cho một lượng đường phèn vừa phải vào khuấy liên tục trên lửa nhỏ, đun đến khi đặc lại thì đổ ra tô để nguội tự nhiên.

4. Sau khi nguội cho vào lọ đậy kín là mứt quýt đã sẵn sàng. Một lọ có thể dùng được nửa tháng, rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của người già lẫn trẻ nhỏ. Bạn có thể thay thế quýt bằng cam, cũng với cách làm tương tự.

leftcenterrightdel
 

Chúc bạn thực hiện thành công!

Tại sao cơ thể lại cần kali?

Kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa và tiết niệu. Chế độ ăn giàu kali giúp huyết áp hạ xuống, làm giảm nguy cơ những cơn đau tim, cải thiện việc sử dụng insulin của cơ thể, giảm tần suất chứng loạn nhịp tim, cải thiện những dấu hiệu trầm cảm và chứng biếng ăn.

Ngoài ra, kali còn giúp ngăn chặn tình trạng mất xương do loãng xương làm cho xương dễ gãy ở người cao tuổi. Ở lứa tuổi thiếu niên, khi cơ và xương đang tăng trưởng cũng như phụ nữ khi mang thai cần phải dùng chế độ ăn nhiều kali mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể những lúc đó, vì kali rất cần thiết trong việc xây dựng hai hệ thống cơ và xương.

Kỳ Vân Dương