leftcenterrightdel
 Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực triển khai nhãn dinh dưỡng trên bao bì (FoPL) giúp người tiêu dùng Ấn Độ hiểu và lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn - ẢNH MINH HỌA: ISTOCK

Các loại FoPL khác nhau nêu bật các thành phần khác nhau của thực phẩm đóng gói đang được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. FoPL là bắt buộc ở một số quốc gia và được các nhà sản xuất ở những quốc gia khác tự nguyện áp dụng.

FoPL cung cấp thông tin quan trọng về các thành phần thực phẩm mà người tiêu dùng có thể sử dụng để quyết định mua hàng, chẳng hạn như tránh các lựa chọn không lành mạnh và chọn những sản phẩm lành mạnh hơn.

Được ủy quyền bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ấn Độ, một nhóm nhà nghiên cứu từ Viện Y tế toàn cầu George, Trung tâm Thay đổi hành vi Melbourne, UNICEF và Liên minh quốc tế Chống bệnh lao và bệnh phổi đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng để phát triển hệ thống FoPL mới.

D Praveen - nhà nghiên cứu tại Viện Y tế toàn cầu George - cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng nhãn 2 màu sử dụng định dạng đèn giao thông không chỉ cung cấp thông tin hữu ích mà còn được hầu hết người tham gia khảo sát coi là hiệu quả, hữu ích và được yêu thích”. Ông cũng nói thêm rằng những phát hiện này có thể cung cấp thông tin và hướng dẫn Chính phủ Ấn Độ trong những nỗ lực không ngừng nhằm triển khai hệ thống FoPL kết hợp các tính năng của thiết kế hiệu quả cao này.

Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện trên có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) và chính phủ khi họ nỗ lực tạo ra một hệ thống ghi nhãn dinh dưỡng hàng đầu. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho người tiêu dùng Ấn Độ những thông tin dễ hiểu và dễ tiếp cận về hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm đóng gói, từ đó thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và hạn chế các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Theo phụ nữ TPHCM