Dứa chín thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6, thời điểm dứa chín rộ và cho độ ngọt cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 5. Giá bán lẻ trung bình ngoài chợ thường từ 12 - 20 nghìn đồng một quả tùy loại to, nhỏ khác nhau.
Vì đang là mùa dứa ngon nhất nên nhiều chị em tranh thủ mua về cho cả nhà cùng thưởng thức, thậm chí nhiều chị em còn tranh thủ ăn mỗi ngày một quả dứa để giảm cân, đẹp da và tăng sắc hồng cho đôi môi vì chị em tin rằng trong dứa có thành phần ngăn ngừa màu môi thâm xỉn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về thành phần dinh dưỡng trong quả dứa để 'tranh thủ' được những ưu điểm từ loại quả nhiệt đới ngon miệng, giá rẻ này.
1. Thành phần dinh dưỡng dứa
Quả dứa được cho là có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được phát hiện trên đảo Guadalupe. Dứa rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa - là chất có tác dụng chống viêm, chứa enzyme bromelain có tác dụng phân hủy protein và một số tác dụng khác. Loại trái cây này còn chứa vitamin A, vitamin C, vitamin K, phốt pho, canxi và kẽm là những chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Dứa còn chứa valine và leucine là hai chất rất quan trọng cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ. Uống một ly nước ép dứa có thể giúp bạn vượt qua mệt mỏi và tăng cường sức chịu đựng. Dứa có serotonin, một chất làm giảm căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và dây thần kinh được thư giãn. Ngoài ra, loại quả này có lượng kali cao và lượng natri thấp.
Khoảng 165 gam dứa chứa 1,7 gam chất béo, 1 gam protein, 21,6 gam carbohydrate và 2,3 gam chất xơ. Nó cũng chứa 131% lượng vitamin C trong chế độ ăn uống thông thường (RDI), 76% RDI của mangan, 9% RDI của Vitamin B6, đồng và thiamin, 7% RDI của folate, 5% của RDI của kali và magiê, 4% RDI của niacin và axit pantothenic, cũng như 3% RDI của riboflavin và sắt.
Do quả dứa không chứa nhiều calo, 165 gam dứa chỉ có 82,5 calo nên những người muốn giữ cân, giảm cân thường chọn dứa để ăn. Một nghiên cứu gần đây trên chuột đã chứng minh rằng dứa có tác dụng chống béo phì. Theo kết quả của một nghiên cứu, nước ép dứa sống đã được chứng minh là ngăn chặn sự tích tụ chất béo ở những con chuột được áp dụng chế độ ăn kiêng cụ thể.
2. Một số lợi ích sức khỏe của dứa
Quả dứa không phải là thần dược, bạn không thể trông chờ vào những chất dinh dưỡng có trong dứa để ngăn ngừa bệnh tật bởi cơ thể khỏe mạnh cần nhiều yếu tố: sức đề kháng của cơ thể, chế độ dinh dưỡng đủ chất và khoa học, lành mạnh, thường xuyên rèn luyện sức khỏe... Tuy nhiên, tìm hiểu về một số lợi ích sức khỏe của dứa cũng giúp bạn có thêm một số thông tin về loại quả này.
Dứa chứa nhiều enzyme bromelain
Nhà khoa học Mỹ Dr.Steven Taussig đã nghiên cứu về tác dụng sinh học của bromelain trong suốt hơn 20 năm và đưa ra kết quả enzyme này có khả năng làm tan biến các nội chất gây ra chứng nhồi máu cơ tim. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy bromelain trong quả dứa có nhiều tác dụng:
Ho và cảm nên ăn dứa: Điều này là do loại trái cây tốt cho sức khỏe này có chứa bromelain, một loại enzyme có đặc tính chống lại nhiễm trùng tốt cho việc ngăn ngừa ho và cảm lạnh.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dứa có nguồn bromelain dồi dào, chất xơ và vitamin C giúp tiêu hóa tốt.
Giảm nguy cơ đông máu: Bromelain là chất chính trong dứa sẽ làm giảm nguy cơ đông máu. Vì vậy, bạn cần tận dụng loại trái cây tốt cho sức khỏe này thành bữa ăn nhẹ.
Ngăn ngừa cảm giác buồn nôn: Dứa chứa các enzym tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn. Điều này là do enzyme bromelain của nó sẽ loại bỏ cảm giác buồn nôn.
Trị mụn: Nước ép dứa có vô số vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu. Uống 1 ly nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm sẹo do mụn gây ra và giữ nước cho làn da của bạn.
Tóc mềm, bóng và dày hơn: Dứa chứa vitamin C giúp tóc mềm và bóng hơn. Enzyme bromelain là một chất được tìm thấy trong dứa có chứa đặc tính chống viêm có thể ngăn ngừa mụn trứng cá, viêm da, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Đó là một nguồn chất chống oxy hóa cao không chỉ có lợi cho làn da, mái tóc và sức khỏe của bạn mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
Giúp phục hồi sau phẫu thuật: Tương tự, chất bromelain trong dứa cũng được chứng minh là có ích cho cơ thể khi đang hồi phục sau can thiệp phẫu thuật. Trên thực tế, người ta đã phát hiện ra rằng bromelain có tác dụng mạnh như loại thuốc chống viêm, bromelain đã được phê duyệt ở một số nước châu Âu để sử dụng cả bên trong và bên ngoài vết thương phẫu thuật để tạo điều kiện chữa lành nhanh hơn.
Phục hồi cơ bắp: Bromelain đã chứng minh trong một nghiên cứu là có tác dụng tích cực đáng kể đối với tình trạng mỏi cơ do tập thể dục. Nó cũng bảo vệ khỏi tổn thương và viêm cơ, do đó ăn dứa là một cách tuyệt vời để thúc đẩy quá trình phục hồi cơ sau khi tập luyện.
Giảm các triệu chứng viêm khớp: Viêm khớp liên quan đến cơn đau dữ dội ở khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do viêm. Dứa chứa bromelain – là chất làm dịu cơn đau khớp, chống viêm và sưng ở khớp.
Dứa giàu mangan và canxi
Dứa rất giàu mangan là chất duy trì độ chắc khỏe của xương và khi được kết hợp với kẽm, đồng và canxi, chất này tốt cho sức khỏe. Dứa có tất cả các thành phần kể trên và đây là lý do tại sao loại quả này tốt trong việc giúp xương chắc khỏe hơn.
Ăn dứa được cho là giúp nướu chắc khỏe. Răng và xương của bạn được tạo thành từ canxi và dứa có hàm lượng canxi tốt. Nó cũng có mangan cũng giúp củng cố xương và răng.
Nhiều chất chống oxy hóa trong dứa
Nguồn chất chống oxy hóa và vitamin C phong phú của dứa được cho là giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng.
Dứa rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Dứa còn có tác dụng làm chậm quá trình tổn thương tế bào và khiến bạn trông trẻ hơn. Loại quả này có nhiều chất chống oxy hóa có thể chống lại một số sinh vật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Một số lưu ý khi ăn dứa
Mặc dù ăn dứa rất tốt cho sức khỏe tổng thể, nhưng loại quả này không được ăn quá nhiều vì nó có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: tiêu chảy, sưng ở má và miệng.
Ngoài ra cần chú ý bromelain là một chất chính được tìm thấy trong dứa có những ưu điểm tuyệt vời với sức khỏe nhưng cũng có nhược điểm xảy ra nếu bạn tiêu thụ dứa quá mức. Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có người bị dị ứng với dứa, đặc biệt nếu người đó có tiền sử dị ứng mủ hoặc phấn hoa. Bromelain được ghi nhận là dẫn đến phản ứng dị ứng ở một số người vì vậy cần đi khám nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng sau khi ăn dứa, chẳng hạn như ngứa, phát ban và mẩn đỏ quanh miệng.
Ngoài các phản ứng dị ứng, bromelain có thể gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa (GI) ở một số người, chẳng hạn như tiêu chảy và đau bụng. Những tác dụng phụ như vậy có thể cho thấy không dung nạp thực phẩm chứ không phải dị ứng thực phẩm.
Nếu không bị dị ứng, bạn cũng chỉ nên uống một ly nước ép dứa mỗi ngày và điều này sẽ tốt cho bạn. Không nên ăn dứa lúc đói vì sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
4. Một số công thức nấu ăn ngon lạ miệng từ dứa
Dứa nhúng socola:
Thành phần:
- 1 quả dứa gọt vỏ và cắt nhỏ
- Sô cô la đen
- 1 chén dừa nạo.
Cách làm dứa nhúng socola: Lấy ruột quả để riêng và đặt một ít sô cô la đen vào phần vỏ quả. Sau đó làm nóng nó trong lò vi sóng trong 30 giây cho đến khi chuyển sang dạng lỏng. Lấy nó ra khỏi lò vi sóng và khuấy đều rồi lại đặt nó trở lại trong 30 giây nữa. Hãy chắc chắn rằng sô cô la đen đã biến thành chất lỏng. Sau đó, lấy những miếng dứa đã cắt lát và nhúng nó vào chất lỏng sô cô la và thêm một ít dừa nạo nướng lên trên.
Cơm chiên dứa
Thành phần:
- 1 muỗng canh dầu mè
- ½ muỗng cà phê bột gừng
- ¼ muỗng canh tiêu trắng
- 3 muỗng canh nước tương
- 2 muỗng canh dầu ô liu
- 2 tép tỏi 1 củ hành tây thái lát
- 2 củ cà rốt gọt vỏ và bào nhỏ
- 1/2 chén ngô
- ½ chén đậu Hà Lan
- 3 chén gạo lứt
- 2 chén dứa tươi thái lát
- 2 củ hành xanh thái lát
Cách làm món cơm chiên dứa ngon:
Đầu tiên, lấy một cái bát nhỏ và thêm nước tương, dầu mè, hạt tiêu trắng và bột gừng vừa đủ. Cho một ít dầu ô liu vào chảo và đun nóng hỗn hợp đã pha trên ngọn lửa vừa. Sau đó thêm một ít tỏi và hành tây vào chảo và nấu trong 4 phút. Thêm một ít cà rốt, đậu Hà Lan và ngô và khuấy liên tục cho đến khi tất cả các loại rau đều mềm. Bạn cần nấu món này trong 4 phút. Cuối cùng thêm dứa, cơm, hành lá và liên tục khuấy đều trong 2 phút là xong thành phẩm.
Sinh tố dứa ngon miệng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Sinh tố dứa
Thành phần:
- ½ quả chuối vừa
- 1 chén dứa
- ½ cốc đá xay
- ½ cốc sữa chua vani Hy Lạp
- Một cốc rưỡi nước cốt dừa không béo
Cho dứa, chuối, sữa chua và đá vào trộn đều. Sau đó, thêm một ít sữa và đảm bảo rằng nó chuyển sang dạng lỏng mịn. Trong khi thêm sữa, cần thêm ¼ cốc mỗi lần và đun sôi trong 20 giây rồi thêm một ít nữa là hoàn thành.
Dứa với yến mạch
Thành phần:
- 1 chén yến mạch
- 1 ¼) cốc sữa hạnh nhân
- 1 cốc nước cốt dừa
- 1 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh hạt chia
- 1 ½) thìa cà phê chiết xuất vani
- 1 quả dứa thái nhỏ
- ¼ chén dừa nạo nướng và một chút muối
Cho yến mạch cùng với sữa hạnh nhân và nước cốt dừa vào chảo đun ở nhiệt độ cao cho đến khi sôi, sau đó giảm nhiệt và nấu thêm 5 phút nữa. Lúc này cho hạt chia, đường, muối và vani vào khuấy đều. Sau khi hoàn thành, nấu thêm 5 phút nữa và thêm dứa thái lát, ít dừa bào sợi vào yến mạch và trộn chúng. Bạn cũng có thể cho thêm một ít dừa bào sợi để món ăn ngon hơn.
Theo suckhoedoisong.vn