Tiền tiểu đường có nghĩa là có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nó chưa đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng nếu không thay đổi lối sống, người bị tiền tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy uống nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tiêu thụ đường ở mức nào thì không làm tăng nguy cơ mắc tiền tiểu đường, theo tạp chí y khoa News Medical.

Nghiên cứu mới làm rõ về lượng đường tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy uống nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Shutterstoc

Nghiên cứu đã phát hiện điều gì?

Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học Mỹ đã điều tra xem liệu tổng lượng đường tiêu thụ thông thường qua chế độ ăn uống của một người - ở mức 72 gram một ngày (tương đương với 17 muỗng cà phê) - có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

Dữ liệu được phân tích từ Khảo sát Kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia của Mỹ.

Nghiên cứu bao gồm 5.306 người tham gia, trong đó có 3.152 người bị tiền tiểu đường và 2.154 người có lượng đường trong máu bình thường. Độ tuổi trung bình của người tham gia là 47 tuổi.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người bị tiền tiểu đường đa số là người lớn tuổi, trung bình 51 tuổi, với 54% là nam giới, 35% là người thừa cân và người béo phì chiếm 44%.

Nghiên cứu mới làm rõ về lượng đường tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - Ảnh 2.

Tiêu thụ 72 gram đường mỗi ngày không làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Shutterstock

Và tổng lượng calo tiêu thụ thông thường của một người là 2.067 kcal mỗi ngày, với tổng lượng đường bổ sung thông thường là 72 gram (khoảng 17 muỗng cà phê).

Kết quả cho thấy tiêu thụ ở mức 72 gram đường mỗi ngày không làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Theo Thanh niên