|
|
Protein thực vật có lượng axit thấp hơn, hàm lượng chất béo bão hòa giảm, hàm lượng chất xơ phong phú và đặc tính chống oxy hóa cao. Ảnh: GETTY / NATALIA GDOVSKAIA. |
Đó là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Bệnh thận Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã thực hiện trong khoảng thời gian gần 10 năm cho thấy những người ăn nhiều protein từ thực vật ít có khả năng mắc bệnh CKD so với những người ăn nhiều protein động vật.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ protein động vật không tốt cho sức khỏe mạch máu mà còn góp phần phát triển bệnh thận. Bởi protein động vật có thể gây ra tình trạng viêm nhiều hơn protein từ thực vật .
Mối liên hệ giữa protein thực vật và sức khỏe thận
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được lợi ích của thói quen ăn uống theo hướng thiên về thực vật. Chế độ ăn dựa trên thực vật có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cân, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư...
Bởi protein thực vật có lượng axit thấp hơn, hàm lượng chất béo bão hòa giảm, hàm lượng chất xơ phong phú và đặc tính chống oxy hóa cao.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 117.000 người tham gia nghiên cứu Biobank của Vương quốc Anh. Người tham gia nghiên cứu không có tiền sử bệnh thận mãn tính.
Họ đã kiểm tra mối liên quan giữa lượng protein từ thực vật và sự phát triển của bệnh thận mãn tính, theo dõi những người tham gia trung bình sau 9,9 năm.
Qua nghiên cứu cho thấy, người càng ăn nhiều protein từ thực vật thì càng ít có khả năng mắc bệnh. Những người này cũng có huyết áp, chỉ số BMI, chất béo trung tính và các dấu hiệu viêm khỏe mạnh hơn.
Mặc dù, những người thực hiện nghiên cứu này vẫn hút thuốc, thậm chí không tập thể dục nhưng họ cũng có ít mắc bệnh hơn.
Protein từ thực vật có thể tăng cường chức năng thận
Chế độ ăn nhiều rau và ít protein động vật sẽ chứa hàm lượng axit amin cao hơn như axit glutamic, Cystine, proline, phenylalanine và serine.
Những hàm lượng axit amin này có thể giúp thận bằng cách giảm lượng nitơ và giảm sản xuất axit.
Rau và các loại protein có nguồn gốc thực vật khác cũng có ưu điểm là chứa nhiều chất xơ hơn protein động vật. Mà chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến giảm mức cholesterol và tình trạng viêm trong cơ thể.
Thậm chí, chế độ ăn dựa trên thực vật có thể dẫn đến huyết áp và mức cholesterol tốt hơn, điều này cũng giảm nguy cơ mắc bệnh thận hơn.
Từ nghiên cứu cũng đã phát hiện ra việc ăn nhiều protein từ thực vật còn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm viêm nhiễm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, protein từ thực vật chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn và hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn. Cả hai yếu tố dinh dưỡng này đều có thể làm giảm tình trạng viêm tổng thể, một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh thận.
Vì vậy, chúng ta nên thực hiện chế độ ăn nhiều protein từ thực vật để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Protein từ thực vật có trong đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và đậu lăng.
Tuy nhiên, chúng ta cần hạn chế các loại protein có nguồn gốc thực vật được chế biến sẵn vì nó chứa hàm lượng phốt pho, kali và natri cao. Những chất này khiến thận phải làm việc nhiều để lọc chúng ra khỏi cơ thể.
Theo plo