Dưới đây là các chia sẻ của Tiến sĩ Arun Kumar C. Singh, bác sĩ chuyên khoa nội tiết và bệnh tiểu đường (Ấn Độ).
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Khi đó, lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra.
Đường có gây ra bệnh tiểu đường không?
Mặc dù đúng là ăn quá nhiều đường có thể dễ mắc bệnh tiểu đường hơn, nhưng nó không tự gây ra bệnh tiểu đường.
Theo Tạp chí Thế giới về Bệnh tiểu đường, việc sử dụng đồ uống có đường mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity cho biết, đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do fructose, một loại đường, ảnh hưởng đến gan của bạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mà người đó mắc phải.
Bệnh tiểu đường loại 1
Các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị hệ thống miễn dịch tấn công. Nguyên nhân có thể do môi trường và di truyền, bao gồm cả nhiễm trùng do virus.
Bệnh tiểu đường loại 2
Nguyên nhân chủ yếu từ lối sống. Bệnh thường liên quan đến tình trạng ít vận động, chế độ ăn uống kém và béo phì. Tiêu thụ quá nhiều calo và thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây kháng insulin và tăng cân, cả hai đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Thực phẩm và đồ uống có đường như nước ngọt có chứa đường.
- Ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và bánh ngọt, bánh quy.
- Đồ ăn nhẹ và thức ăn nhanh có nhiều chất béo như khoai tây chiên và đồ ăn chiên.
Theo laodong