Axit uric tăng nên hạn chế ăn lạc và một số thực phẩm giàu purin
Cập nhật lúc 23:55, Thứ hai, 08/07/2024 (GMT+7)
Axit uric tăng là một trong những vấn đề khá phổ biến hiện nay. Một trong những yếu tố hỗ trợ giảm nồng độ axit uric là phải cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể mà không làm tình trạng tiến triển nặng hơn.
|
|
Người tăng axit uric nên cân nhắc dùng hạt lạc - loại hạt chứa nhiều purin. Ảnh: Kiều Vũ |
Axit uric tăng là một trong những vấn đề khá phổ biến hiện nay. Một trong những yếu tố hỗ trợ giảm nồng độ axit uric là phải cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể mà không làm tình trạng tiến triển nặng hơn.
Axit uric tăng cần tránh thực phẩm giàu purin. Purin là một hợp chất tự nhiên được cung cấp từ thực phẩm. Ở trong cơ thể, quá trình phân hủy purin sẽ tạo ra các axit uric. Cần biết rằng chế độ ăn cung cấp hàm lượng cao purin và kéo dài liên tục sẽ làm tăng cao nồng độ axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh gút.
Nhiều người biết là hải sản hay nội tạng động vật là những thực phẩm góp phần tăng axit uric nhưng ít người biết lạc cũng có khả năng tăng axit uric. Sở dĩ như vậy vì trong hạt lạc có chứa tới 80mg purine nên chúng có khả năng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm cũng giàu lượng purin như thịt thú rừng, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá trích, thịt xông khói hay những thực phẩm được chế biến từ sữa và thịt đỏ, nội tạng, những loại đồ uống có đường.
Thịt gà tây và thịt ngỗng cũng là 2 loại thịt có chứa nhiều vitamin nhóm B, các axit amin, phospho và các khoáng chất với hàm lượng purin cao. Vì vậy khuyến cáo chỉ ăn khoảng 110 đến 175mg thịt gà tây để đảm bảo không gây tăng axit uric mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Theo laodong