Vì vậy, cần nhận biết những dấu hiệu của đi bộ quá nhiều, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc nghiêm trọng, cần phải đi khám, theo tờ Times Of India.
Sau đây, bác sĩ Anuj Chawla, chuyên gia tư vấn - chỉnh hình tại Bệnh viện CK Birla Gurugram (Ấn Độ), chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa khi đi bộ thể dục, bạn cần phải tuân thủ.
Cần chú ý điều gì nếu đi bộ quá nhiều?
Đi bộ quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, nhận biết các dấu hiệu cho thấy gắng sức quá mức khi đi bộ là rất quan trọng để tránh bị thương và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Sau đây là một số vấn đề phổ biến có thể xảy ra do đi bộ:
Đau lưng dưới. Một vấn đề sức khỏe khi đi bộ là đau lưng dưới, nhất là người có tư thế xấu hoặc cơ lõi yếu. Căng thẳng ở cột sống và cơ lưng dưới khi đi bộ quá nhiều hoặc thậm chí khi đứng lâu có thể gây đau từ âm ỉ đến đau nhói, theo Times Of India.
Đau bàn chân. Đau ở bàn chân, đặc biệt là gót chân, vòm và ngón chân, những dấu hiệu sớm nhất của đi bộ quá nhiều. Viêm cân gan bàn chân thường xảy ra khi đi bộ đường dài mà không dừng lại nghỉ ngơi đầy đủ hoặc mang giày dép không phù hợp.
Đau cơ, khớp. Theo bác sĩ Chawla, đau chân, đặc biệt là ở đùi và bắp chân, là dấu hiệu phổ biến của đi bộ quá nhiều. Cơn đau này thường đạt đỉnh điểm vào 24 - 48 giờ sau. Đau dai dẳng hoặc nghiêm trọng là dấu hiệu của tập quá sức. Hơn nữa, căng đầu gối và hông khi đi quá nhiều, nhất là trên nền cứng, có thể gây đau khớp, dẫn đến đau ở đầu gối hoặc xương bánh chè.
Sưng phù bàn chân. Theo bác sĩ Akhilesh Yadav, Phó khoa Chỉnh hình và thay khớp, Bệnh viện Max Vaishali (Ấn Độ), một dấu hiệu điển hình khác của đi bộ quá nhiều là sưng phù bàn chân và mắt cá chân.
Đau ống quyển. Một vấn đề khác là đau ống quyển, dọc theo mặt trong hoặc mặt trước của cẳng chân. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đột ngột tăng quãng đường đi bộ hoặc cường độ đi bộ, gây viêm các cơ, gân và mô xương xung quanh xương ống quyển.
Để gặt hái được nhiều lợi ích, tránh nguy cơ chấn thương, cần lắng nghe cơ thể, mang giày dép phù hợp và tăng dần cường độ đi. Đặc biệt, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, cần phải đi khám, theo Times Of India.
Theo Thanh niên