Bác sĩ nói gì về việc lấy ráy tai thường xuyên?
Cập nhật lúc 14:31, Thứ sáu, 19/05/2023 (GMT+7)
Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai, hỗ trợ làm sạch, bôi trơn, chống lại vi khuẩn, ngăn bụi bẩn, giúp tai không bị 'sốc' với các âm thanh quá lớn.
Ráy tai chính xác là gì?
Theo bác sĩ Amitabh Malik, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Paras, Gurugram (Ấn Độ), ráy tai là hỗn hợp các chất tiết ra từ hai loại tuyến trong ống tai: Tuyến ráy tai và tuyến bã nhờn. Chức năng chính của ráy tai là bảo vệ đường ống tai khỏi nhiễm bẩn. Sáp tạo thành một ranh giới bẫy đất, bụi và các hạt lạ khác, ngăn không cho chúng xâm nhập vào rãnh tai. Nó cũng chứa các chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại có thể xâm nhập vào tai, theo tờ Indian Express (Ấn Độ).
Có nên lấy ráy tai thường xuyên?
Bác sĩ Sheetal Radia, làm việc tại từ Bệnh viện Wockhardt (Ấn Độ) cho biết việc loại bỏ ráy tai là không cần thiết. Tai có khả năng tự làm sạch và cơ thể đào thải nó một cách thường xuyên.
Bác sĩ Malik cảnh báo rằng một số yếu tố ảnh hưởng đến ráy tai như sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác để làm sạch tai, đeo tai nghe hoặc đeo máy trợ thính trong thời gian dài.
Cách tốt nhất để lấy ráy tai tại nhà
Đừng bao giờ cố gắng lấy ráy tai bằng nắp bút, kẹp giấy, tăm bông hoặc kẹp tóc. Những cách này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn và gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ống tai hoặc màng nhĩ.
Có thể loại bỏ ráy tai tại nhà bằng cách sử dụng nước ô xy già 3% (có bán ở quầy thuốc). Nhỏ 5 - 10 giọt ô xy già vào tai. Giữ đầu nghiêng một bên trong 5 phút. Sau đó rửa lại ống tai bằng cồn để làm khô và tránh vi khuẩn phát triển, theo trang tin sức khỏe Healthline.
Hoặc có thể làm mềm và lấy ráy tai bằng cách nhỏ baby oil vào tai như với ô xy già.
Đối với một số trường hợp, ráy tai có những dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa, theo Indian Express.
Theo Thanh niên