1. Vai trò của tập luyện với người bệnh hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu, không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu, dẫn tới bệnh nhân có thể tiểu khó, tiểu buốt, sưng đau bao quy đầu, nhiễm trùng đường niệu làm bệnh nhân lo lắng, mặc cảm.

Việc tập luyện giúp người bệnh hẹp bao quy đầu:

  • Giảm các triệu chứng lo lắng, căng thẳng giúp bạn lạc quan hơn.
  • Giúp đi tiểu dễ dàng hơn giảm triệu chứng tiểu bí, tiểu dắt, tiểu buốt.
  • Giúp giảm đau, giảm tình trạng hẹp bao quy đầu.
  • Hỗ trợ người bệnh ăn ngon hơn, ngủ ngon sâu giấc, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cơ thể.

2. Các bài tập dành cho người bị hẹp bao quy đầu

2.1 Yoga dành cho người trên 16 tuổi

Tư thế cây cầu: Giúp giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, cải thiện tâm trạng.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, co hai gối và giữ hai bàn chân phẳng trên mặt sàn, tay để dọc thân người, ngón tay giữa chạm vào gót chân.
  • Từ từ nâng phần hông lên, giữ trong 3 – 5 giây. Hạ hông xuống và lặp lại 10 – 15 lần.

Tư thế cái cây: Tư thế này giúp tăng cường miễn dịch, giảm đau, giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, đặt trọng lượng lên một chân, nâng chân còn lại và đặt bàn chân vào mặt trong của đùi.
  • Giữ thăng bằng trong 10 – 20 giây, đồng thời tập trung hít thở sâu.
  • Thực hiện 5 – 10 lần cho mỗi bên.
yoga_treepose_01_300x350

Tư thế cái cây giúp tăng cường miễn dịch, giảm tiểu buốt, tiểu khó cho người hẹp bao quy đầu.

2.2 Bài tập kéo giãn bao quy đầu

Khi trẻ dưới 2 tuổi, phần bao quy đầu vẫn chưa được tách ra khỏi đầu dương vật. Vì thế, không thể thực hiện bài tập này, cha mẹ không nên tự ý tập cho bé, vì có thể dẫn đến tổn thương phần bao quy đầu và mang lại cảm giác đau. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện việc tập cho trẻ.

- Bài tập cho trẻ em trên 2 tuổi: Phần lớn các trường hợp bao quy đầu bị hẹp có thể được nong rộng trong vòng 1-2 tháng, nhờ bài tập kéo căng da quy đầu, thực hiện đều đặn 2 -3 lần mỗi ngày. Dùng dầu dưỡng dành cho trẻ (baby oil), dầu vaseline bôi tay, hay dầu dưỡng cơ thể (body lotion) làm chất bôi trơn.

Nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại về phía sau tới mức bé chịu đựng được và không bị đau. Giữ nguyên tư thế này trong vài phút. Cha mẹ cần thực hiện động tác kéo căng bao quy đầu một cách từ từ, nhẹ nhàng, lần sau kéo căng nhiều hơn lần trước, giúp bao da giãn dần dần.

Ngưng tập luyện nếu không thấy kết quả sau 3 tháng.

- Bài tập kéo giãn bao quy đầu cho người lớn: Bài tập kéo giãn bao quy đầu cho người lớn được thực hiện theo các bước sau đây:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bao quy đầu chưa được tách khỏi phần quy đầu, cần thực hiện:

  • Massage nhẹ nhàng và kéo phần da của bao quy đầu theo chiều ngang.
  • Nếu phần da của bao quy đầu dần dần được tách ra và không làm bạn có cảm giác đau, giữ tư thế này trong khoảng 30 giây sau đó thả lỏng. Lặp lại thao tác này khoảng 5 đến 10 lần.
  • Thực hiện bước trên với tần suất đều đặn tối đa 2 lần/ngày. Sau 1 đến 2 tháng đầu, bao quy đầu được giãn dần ra.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn bao quy đầu dần được tách và giãn ra, cần thực hiện:

- Kéo phần lớp da về phía trước một cách nhẹ nhàng.

- Đồng thời massage phần mép của bao quy đầu trong khoảng từ 30 đến 60 giây.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, bạn có thể cho ngón tay của mình vào bên trong bao quy đầu.

- Tiếp tục thao tác xoa bóp, làm mềm phần bao quy đầu theo hướng chiều ngang.

- Đồng thời, kéo giãn phần dây hãm bao quy đầu theo hướng chiều dọc. Bạn nên duy trì thực hiện trong khoảng 2 đến 3 tháng da bao quy đầu sẽ giãn ra và có thể tự tuột khỏi phần quy đầu.

2.3 Các bài tập luyện khác

- Đạp xe đạp: Thực hiện đạp xe 30-40 phút một ngày giúp lưu thông khí huyết, mạnh cơ vùng chậu, thư giãn tinh thần, giảm đau, chống viêm vùng quy đầu.

- Bơi lội: Giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức mạnh cơ sàn chậu, giúp đi tiểu dễ dàng hơn, lưu thông khí huyết, thư giãn tinh thần, giảm đau vùng quy đầu.

- Đi bộ: Thực hiện đi bộ 30 phút mỗi ngày ở công viên, xung quanh nhà giúp lưu thông khí huyết, ăn ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng cơ thể, thư giãn tinh thần.

Di-Bo-Giam-Can

Đi bộ giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho người bệnh hẹp bao quy đầu.

3. Những lưu ý dành cho người bị hẹp bao quy đầu khi tập luyện

Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng 6-7h lúc cơ thể tràn đầy năng lượng, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, khi đói bụng, quá no, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

Trong giai đoạn bệnh cấp tính: Bệnh nhân sốt, tiểu buốt, tiểu khó, sưng đau vùng quy đầu thể trạng yếu không tập luyện, khi đã được điều trị ổn định thì mới tập luyện. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Cách tập không gây hại sức khỏe:

  • Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập.
  • Tập trong ôi trường thông thoáng, ăn mặc rộng rãi, uống đủ nước.
  • Khi triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng ngay.
  • Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ sung rau củ, vitamin B, C, tránh đồ cay nóng, đồ sống lạnh, tránh chất kích thích như cà phê, rượu.

Theo suckhoedoisong.vn