Đến nay, ung thư vẫn còn được coi là trọng bệnh. Bởi tỉ lệ tử vong cao, điều trị lâu dài, khó khăn và tốn kém. Trong y học, từ "chữa bệnh" không thể dùng cho bệnh nhân ung thư. Bởi ung thư có quá nhiều điều không chắc chắn, chúng ta chỉ có thể dùng từ "kiểm soát bệnh" cho nó mà thôi. Ngày nay số ca mắc ung thư ngày càng gia tăng, vì rất nhiều lý do như thay đổi thói quen sống kém khoa học, do ô nhiễm môi trường.
Ung thư thông thường có chung một số dấu hiệu:
1. Mệt mỏi: Người bệnh sẽ cảm thấy trạng thái tinh thần kém, dù ngủ nhiều nhưng luôn thấy mệt.
2. Ho dai dẳng hoặc đau họng: Tình trạng này diễn ra lâu dài mặc dù đã được điều trị.
3. Sụt cân không phanh, lúc này cần kiểm tra xem có đang mắc bệnh ung thư hay không.
4. Bỗng dưng xuất hiện các vấn đề về hệ tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu kèm theo sụt cân và sốt nhẹ thì cần đến bác sĩ để kiểm tra.
5. Sốt và nhiễm trùng nhiều lần mà không rõ lý do. Điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Lúc này bạn cần đi khám và điều trị kịp thời.
6. Buồn nôn, nôn và chán ăn.
7. Thay đổi về da: Cẩn thận khi da quá khô, đỏ và sưng tấy, xuất hiện các vết loét, ngứa...
8. Thay đổi thị giác và thính giác...
9. Sưng hạch bạch huyết: Kích thước hạch bạch huyết tăng đột ngột chính là lúc cần tầm soát ung thư.
10. Đau đầu bất thường, đau lưng, đau nhức xương khớp dữ dội có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư.
Bài tập chống ung thư tốt nhất được bác sĩ 93 tuổi tiết lộ
Viện sĩ Đường Chiêu Hữu là một chuyên gia phẫu thuật ung thư nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông vẫn luôn khẳng định rằng: bài tập chống ung thư tốt nhất chính là bơi lội.
Viện sĩ Đường Chiêu Hữu, sinh năm 1930. Ông là nhà nghiên cứu ung thư gan nổi tiếng quốc tế. Ông là Viện sĩ đầu tiên của Khoa Kỹ thuật Y tế và Sức khỏe của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, đồng thời là thành viên danh dự của hiệp hội phẫu thuật Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ông hiện là Giám đốc Viện nghiên cứu ung thư gan của Đại học Phúc Đán. Ông cũng là giáo sư phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán. |
Để chứng minh công dụng của việc bơi lội, Viện sĩ Đường đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu. Cuối cùng phát hiện ra rằng bơi lội có thể giúp tăng cường dopamine trong cơ thể. Và dopamine có tác dụng nhất định đối với việc chống lại sự hình thành của khối u và điều hòa hệ thống miễn dịch.
Viện sĩ cho hay, bơi lội đúng cách đối với bệnh nhân ung thư có thể cải thiện tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp duy trì và phục hồi chức năng bình thường của cơ thể. Không những vậy, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bơi lội còn có thể kích thích sản xuất interferon. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát ung thư.
Trước đây, Viện sĩ Đường Chiêu Hữu đã gặp một bệnh nhân bị ung thư gan, tế bào ung thư xuất hiện trong mạch máu. Sau khi hóa trị, nam bệnh nhân kiên quyết bơi lội mỗi ngày sau đó tiêm interferon, hiện tại đã duy trì được 11 năm, sức khỏe vẫn rất tốt.
Vì hiểu rõ lợi ích của việc bơi lội nên Viện sĩ Đường đã bơi từ năm 60 tuổi. Cứ cách ngày ông lại bơi 30 phút. Hiện sức khỏe của ông rất tốt. Ngoài công dụng liên quan đến phòng chống ung thư, ông cho biết bơi lội còn đem lại rất nhiều lợi ích khác bao gồm giảm cân, cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cường trao đổi chất, thải độc...
Cần chú ý những điều gì khi đi bơi?
1. Chú ý đến tâm trạng: Bơi lội không chỉ là một bài tập thể chất mà còn là hoạt động thư giãn, giải trí. Khi đi bơi cần hít thở sâu, thư giãn đầu óc và tận hưởng cảm giác vui vẻ.
2. Chọn quần áo bơi phù hợp với bản thân: Quần áo bơi phải vừa vặn để không ảnh hưởng đến tốc độ và tầm nhìn khi bơi.
3. Trước khi bơi phải khởi động đầy đủ và thực hiện duỗi eo, duỗi cánh tay... để nâng cao độ dẻo dai của cơ thể và khả năng hoạt động linh hoạt.
4. Chú ý đến nhịp thở: Thở là một phần rất quan trọng trong bơi lội, cần duy trì nhịp thở tốt.
5. Chú ý kỹ năng bơi lội: Mỗi người đều có kỹ năng bơi lội riêng, nhưng cần nắm vững một số kỹ năng và tư thế bơi lội nhất định. Chẳng hạn như động tác tay chân, ổn định thân người... để bơi lội dễ dàng và tự nhiên hơn.
Đậu Đậu