Ung thư vòm mũi họng là từ mô tả bệnh lý ác tính của biểu mô vùng họng mũi. Ung thư vòm họng có số lượng người bệnh đứng đầu trong những ung thư đầu mặt cổ. 90% các biểu mô không biệt hóa vùng vòm chính vì thế phương pháp điều trị chính là xạ trị. Ngoài ra, có thể bổ trợ bằng hóa chất hoặc phẫu thuật.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xạ trị, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng đã tăng từ dưới 20% lên hơn 75% hiện nay trên toàn thế giới.

Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn I và II có thể lên tới hơn 90% sống sót sau 5 năm. Với việc kéo dài thời gian sống, mối lo ngại ngày càng tăng về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vòm họng sau điều trị.

Theo báo cáo thống kê về tình trạng của bệnh nhân ung thư vòm họng sau kết thúc điều trị, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện: Khô miệng và khó nuốt; Mất thính lực do tổn thương dây thần kinh nghe, viêm tai giữa thanh dịch và tắc vòi tai; Cứng khớp và hoại tử chỏm xương hàm dưới.

Vì vậy, điều cấp thiết là nhân viên y tế phải thực hiện các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng khả thi cho những bệnh nhân này để duy trì các chức năng tốt nhất có thể và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

1. Vai trò của tập luyện đối với bệnh nhân ung thư vòm mũi họng

Các bài tập chủ yếu là tập khớp thái dương hàm, hỗ trợ nuốt và tăng vận động của chức năng vòi tai.

Các bài tập giúp bệnh nhân ung thư vòm họng sau xạ trị phục hồi các chức năng có thể bị tổn thương sau xạ trị, từ đó giúp duy trì các chức năng tốt nhất có thể, góp phần cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng sau xạ trị.

2. Các bài tập tốt cho người ung thư vòm họng

2.1. Bài tập phục hồi bảo tồn chức năng nghe, giảm viêm dính vòi tai, viêm tai giữa thanh dịch

Bước 1: Che tai:

Sau khi xoa nóng lòng bàn tay, ấn lòng bàn tay vào hai bên vành tai cho đến khi tai không nghe được âm thanh và tiếng vo ve bên ngoài.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 1.

Bài tập che tai.

Bước 2: Xoa màng nhĩ:

Đặt lòng bàn tay của cả hai tay lên tai hai bên, sau đó ấn và thả lỏng bàn tay một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 2.

Bài tập xoa màng nhĩ.

Bước 3: Vuốt vành tai:

Hai tay giữ nắm tay trống, dùng ngón cái và ngón trỏ đẩy qua lại dọc theo tai cho đến khi vành tai xung huyết và nóng. Đẩy và xoa bằng bụng ngón tay cái, đồng thời bụng ngón trỏ đặt vào phần đối diện của ngón cái (như hình).

Làm dịu cơ thể ngay lập tức chỉ bằng ...

Bài tập vuốt vành tai.

Bước 4: Kéo dái tai:

Dùng ngón trỏ, ngón cái từ trong ra ngoài kéo vành tai, dái tai, lực kéo để không cảm thấy đau là phù hợp.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 4.

Bài tập kéo dái tai.

Bước 5: Ấn nắp bình tai:

Nhấn và thả lỏng bằng hai ngón trỏ liên tục, cả bên trái và bên phải cùng một lúc.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 5.

Bài tập ấn nắp bình tai.

Bước 6: Xoa huyệt Tinggong:

Tinggong ở phía trước ống tai ngoài, dùng mặt sau của ngón trỏ ấn và chà xát huyệt Tinggong cho đến khi nóng.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 6.

Bài tập xoa huyệt Tinggong.

Bước 7: Xoa huyệt thiên trụ:

Sau khi xoa hai lòng bàn tay, ấn chặt vào tai, ngón trỏ của cả hai tay đặt lên ngón giữa, gõ nhẹ vào xương chẩm 60 lần. Sau gõ, hãy hít thở sâu năm lần.

Bấm huyệt thiên trụ giảm đau vai gáy ...

Bài tập xoa huyệt thiên trụ.

Bước 8: Gõ nhẹ vào tai:

Đóng bốn ngón tay bên ngoài ngón cái lại và gõ nhẹ vào vành tai với nhịp điệu hai lần mỗi giây.

Tập mỗi ngày một lần, mỗi lần 3 chu kỳ, 20 lần mỗi bước, khoảng 20 phút để hoàn thành các bài tập.

2.2. Bài tập phục hồi chức năng khớp thái dương hàm

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 8.

Bài tập phục hồi chức năng khớp thái dương hàm.

Bài 1: Giảm sự căng cứng và đau cơ vùng hàm:

Đặt lưỡi của bạn lên vòm miệng phía sau răng cửa hàm trên.

Thả lỏng các cơ hàm sao cho các răng không cắn chặt vào nhau.

Mở miệng ra đến một mức thoải mái và lặp lại bài tập (bạn có thể nghe thấy tiếng răng rắc khi há miệng lớn).

Bài tập thư giãn hàm giúp giảm sự căng cứng và đau cơ vùng hàm

Bài tập thư giãn hàm giúp giảm sự căng cứng và đau cơ vùng hàm.

Bài 2: Tập mở miệng một phần:

Sự linh hoạt của khớp thái dương hàm sẽ được cải thiện và giúp giảm sự căng cứng:

  • Đặt lưỡi của bạn lên vòm miệng.
  • Đặt 1 ngón tay phía trước tai (vị trí của khớp thái dương hàm).
  • Đặt 1 ngón tay khác lên cằm.
  • Hạ hàm dưới xuống một nửa rồi nâng lên để khép miệng lại và lặp lại bài tập.
Bài tập mở miệng một phần giúp tăng tính di động khớp thái dương hàm

Bài tập mở miệng một phần giúp tăng tính di động khớp thái dương hàm.

Bài 3: Bài tập mở miệng toàn phần:

Bài tập mở miệng toàn phần giúp kéo giãn căng cơ hàm, đồng thời làm tăng tính di động của khớp thái dương hàm và giúp giảm đau:

  • Đặt lưỡi của bạn lên vòm miệng.
  • Đặt 1 ngón tay ở khớp thái dương hàm và ngón tay khác lên cằm.
  • Thư giãn hàm, mở miệng từ từ và vẫn giữ nguyên vị trí của lưỡi.
  • Mở miệng hết cỡ rồi đóng lại.
  • Lặp lại các động tác trên 6 lần trong 1 lần tập (bạn nên luyện bài tập này 6 lần một ngày để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất có thể).
Bài tập mở miệng toàn phần giúp kéo giãn căng cơ hàm

Bài tập mở miệng toàn phần giúp kéo giãn căng cơ hàm.

Bài 4: Bài tập gập cằm:

Bài tập gập cằm giúp cải thiện chức năng của nhiều vùng cơ xung quanh khớp thái dương hàm:

  • Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái, đầu vai hơi chếch ra phía sau và ưỡn ngực ra phía trước.
  • Cúi đầu hay gập cằm xuống sao cho cằm thẳng về phía ngực và tạo thành cằm đôi (hai cằm).
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 giây rồi trở về vị trí cũ và lặp lại bài tập 10 lần.
Bài tập gập cằm giúp thư giãn nhiều vùng cơ xung quanh khớp thái dương hàm

Bài tập gập cằm giúp thư giãn nhiều vùng cơ xung quanh khớp thái dương hàm.

Bài 5: Bài tập mở miệng với lực cản:

Bài tập mở miệng với lực cản không chỉ giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm căng cứng cơ hàm mà còn giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp thái dương hàm:

  • Đặt ngón tay cái dưới cằm.
  • Từ từ mở miệng ra đồng thời ấn ngón tay cái vào cằm để tạo lực cản (bạn sẽ có cảm giác hàm bị chặn lại).
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 6 giây rồi từ từ khép miệng lại.
  • Lặp lại các động tác trên 10 lần.
Bài tập mở miệng với lực cản giúp luyện cơ thái dương hàm khỏe mạnh

Bài tập mở miệng với lực cản giúp luyện cơ thái dương hàm khỏe mạnh.

Bài 6: Bài tập khép miệng với lực cản:

Bài tập đóng hàm với lực cản sẽ giúp cho cơ hàm của bạn khỏe hơn, hỗ trợ tốt cho việc ăn nhai:

  • Bóp cằm bằng ngón cái và ngón trỏ của cùng một tay.
  • Mở miệng và khép miệng lại từ từ đồng thời ngón tay ấn nhẹ để giữ cằm lại tạo lực cản khi đóng miệng.
  • Lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập đóng hàm với lực cản sẽ giúp cho cơ hàm của bạn khỏe hơn

Bài tập đóng hàm với lực cản sẽ giúp cho cơ hàm của bạn khỏe hơn.

Bài 7: Bài tập nâng lưỡi:

Bài tập này vừa giúp cải thiện sự linh hoạt và tăng cường sức mạnh cơ lưỡi vừa giúp giảm căng cứng cơ vùng hàm:

  • Chạm đầu lưỡi lên vòm họng trên - phía sau răng cửa hàm trên.
  • Từ từ há miệng và khép miệng.
  • Lặp lại các động tác 6 lần trong một lần tập (bạn nên thực hiện bài tập này ít nhất 6 lần một ngày).
Bài tập nâng lưỡi giúp giảm căng cứng cơ vùng hàm

Bài tập nâng lưỡi giúp giảm căng cứng cơ vùng hàm.

Bài 8: Bài tập chuyển động hàm sang hai bên:

Bài tập chuyển động hàm sang hai bên làm tăng tính di động cho khớp thái dương hàm đồng thời giúp thư giãn, giảm đau, giảm căng cứng các vùng cơ xung quanh:

  • Đặt một vật có độ dày khoảng 1cm giữa răng cửa của hai hàm như que đè lưỡi xếp chồng lên nhau hoặc cục cắn bằng silicone.
  • Từ từ di chuyển hàm từ bên này sang bên kia.
  • Giữ nguyên 2 - 3 giây ở cuối mỗi chuyển động.
  • Lặp lại 10 lần cho mỗi bên (bạn có thể tăng độ dày của vật đặt giữa hai hàm mở rộng phạm vi hoạt động của khớp thái dương hàm).
Bài tập chuyển động hàm làm tăng tính di động cho khớp thái dương hàm

Bài tập chuyển động hàm làm tăng tính di động cho khớp thái dương hàm.

Bài 9: Bài tập chuyển động hàm về phía trước:

Động tác chuyển động hàm về phía trước cũng mang lại nhiều lợi ích cho khớp thái dương hàm:

  • Đặt một vật có độ dày khoảng 1cm giữa răng cửa của hai hàm như que đè lưỡi xếp chồng lên nhau hoặc cục cắn bằng silicone.
  • Từ từ di chuyển hàm dưới về phía trước để răng hàm dưới ở phía trước răng hàm trên.
  • Giữ nguyên 2 - 3 giây ở cuối mỗi chuyển động.
  • Lặp lại 10 lần (bạn có thể tăng độ dày của vật đặt giữa hai hàm mở rộng phạm vi hoạt động của khớp thái dương hàm).
Bài tập chuyển động hàm về phía trước giúp tăng tính di động cho khớp thái dương hàm

Bài tập chuyển động hàm về phía trước.

2.3. Bài tập phục hồi chức năng nuốt

Thời điểm tập tốt nhất trước bữa ăn chính 30 phút.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 18.

Các bài tập phục hồi chức năng nuốt.

2.4. Tập cho các tuyến nước bọt chống khô miệng

Thời điểm tập tốt nhất trước bữa ăn chính 30 phút.

Ở người có 3 tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm) và vô số tuyến nước bọt phụ.

Bài tập phục hồi chức năng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị- Ảnh 19.

Các bài tập cho tuyến nước bọt chống khô miệng cho người ung thư vòm họng sau xạ trị.

3. Lưu ý khi tập luyện

  • Các bài tập thực hiện khi bạn thấy khỏe mạnh, nếu mệt bạn nên thử tập vài động tác. Nếu thấy có thể làm được mà không mệt hơn sẽ tập được bình thường, tuy nhiên chỉ làm mỗi động tác 1 đến 2 lần.
  • Các bài tập thường được thực hiện trước bữa ăn chính 30 phút là tốt nhất, tránh tập khi bụng đói hoặc lúc vừa ăn no xong.
  • Nên chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh để tập nhằm gia tăng hiệu quả của các bài tập trong việc phục hồi chức năng và tăng cường sức khỏe.
  • Để đảm bảo việc tập luyện đạt kết quả tốt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập bất kỳ bài tập nào.

Theo suckhoedoisong.vn