1. Vai trò của tập luyện với người bệnh lao xương
Cải thiện khả năng vận động: Các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp người bệnh lao xương kéo giãn, làm mạnh các gân, cơ khớp, từ đó tăng cường tính linh hoạt, vận động dễ dàng hơn.
Tăng cường chức năng hô hấp: Một trong những vấn đề cản trở người bệnh lao xương giai đoạn hoạt động là có thể kèm theo tình trạng viêm phổi. Do đó, việc tập luyện vừa sức với các bài tập phù hợp có thể cải thiện tình trạng này.
Tăng cường sức đề kháng: Các hình thức tập luyện với người bệnh lao xương giúp tăng cường sức khỏe dẻo dai hơn.
Giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần: Tập luyện giúp giảm căng thẳng, lo lắng, cải thiện tinh thần và nâng cao chất lượng sống.
Bệnh lao xương có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
2. Bài tập tốt cho người bệnh lao xương
Các bài tập thở sâu: Các bài tập thở sâu đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi dung tích phổi đã thay đổi, thúc đẩy sự thư giãn và cải thiện chức năng phổi nói chung. Thực hành tốt là kết hợp các bài tập thở vào đầu và cuối mỗi buổi tập luyện.
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thở luân phiên, thở lửa, thở ong... nhằm giúp tăng cường gan, thận và khả năng miễn dịch tổng thể của cơ thể, loại bỏ cơn đau nhức, độc tố và trẻ hóa cơ thể. Điều này có nghĩa là ngoài việc phục hồi sức khỏe sau khi mắc bệnh lao, người bệnh cũng sẽ trông trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
Tập luyện sức mạnh và sức bền: Người bệnh lao xương có thể bắt đầu bằng cách đi bộ ngoài trời trong 25 - 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần. Khi các triệu chứng cải thiện, có thể tăng cường độ tập luyện.
Một số lựa chọn phù hợp bao gồm: Đạp xe cố định, chạy bộ nhẹ, kéo giãn, bài tập sức mạnh cho các cơ ở chi trên và chi dưới.
Các bài tập yoga
Tư thế con thuyền
Tác dụng: Thực hiện tư thế con thuyền trong vài phút mỗi ngày có thể tăng cường đáng kể khả năng của phổi, gan và tuyến tụy, do đó duy trì lượng đường trong máu của cơ thể. Với những trường hợp lao cột sống thì nên cân nhắc khi thực hiện tư thế này.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt xuôi theo thân.
- Hít vào, nhấc cả hai chân lên phía trên một góc 45 độ so với sàn nhà.
- Tiếp tục đưa hai cánh tay ra phía trước, song song với đôi chân.
- Giữ tư thế 10 - 20 giây.
Tư thế tam giác
Tác dụng: Giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường khả năng miễn dịch và sức mạnh ở cánh tay, chân và ngực.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai tay thả lỏng xuôi theo thân. Hai chân dang rộng hơn vai với khoảng cách 100 - 120cm.
- Quay gót chân sao cho gót chân phải thẳng hàng với phần giữa của bàn chân trái.
- Hít vào, đưa hai cánh tay sang ngang với vai.
- Thở ra, đặt lòng bàn tay phải áp xuống sàn, phía ngoài bàn chân phải, tay trái sang ngang lên cao, mắt nhìn theo tay trái.
- Giữ tư thế trong 10 - 20 giây.
Tư thế trái núi
Tác dụng: Tăng cường đáng kể sức mạnh cho phổi và hệ hô hấp đồng thời giảm căng thẳng và đau đớn.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng với ngón chân cái chạm vào nhau và gót chân hơi tách ra.
- Nâng và dang rộng các ngón chân rồi hạ chúng xuống thảm.
- Căn chỉnh đầu, vai, hông và mắt cá chân thành một đường thẳng.
- Thả lỏng cánh tay ở hai bên, lòng bàn tay hướng về phía trước.
- Nhìn thẳng về phía trước. Hít thở đều.
Tư thế rắn hổ mang giúp máu lưu thông tốt hơn đến các cơ, có thể giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, giúp người bệnh thư giãn và dẻo dai.
Tư thế nâng chân
Tác dụng: Tăng cường thận và cột sống, thường ảnh hưởng đến những bệnh nhân mắc bệnh lao xương.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa thoải mái với hai chân khép lại, duỗi thẳng.
- Hai tay để dọc theo thân.
- Nâng chân lên một góc 45 độ khi thở ra mà không cong đầu gối.
- Giữ lưng thẳng trên thảm.
- Để tránh áp lực lên cổ, hãy nghiêng cằm về phía ngực.
- Giữ tư thế trong 10 - 20 giây.
Tư thế lạc đà
Tác dụng: Cải thiện tư thế, mở rộng lồng ngực, tăng cường chức năng hô hấp.
Cách thực hiện:
- Quỳ trên đầu gối. Giữ đùi thẳng, lưng thẳng hoàn toàn.
- Từ từ ngả người về phía sau, đẩy hông về phía trước, cố gắng đưa hai bàn tay chạm vào hai gót chân.
- Thư giãn cơ thể và các cơ ở lưng. Giữ tư thế 10 - 20 giây.
Tư thế rắn hổ mang
Tác dụng: Tăng cường dung tích phổi, làm sạch phổi và tim để giúp máu lưu thông tốt hơn đến các cơ. Tư thế này cũng có thể giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và tình trạng ốm yếu của cơ thể, giúp người bệnh thư giãn và dẻo dai.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, ở tư thế thư giãn.
- Từ từ khép hai chân lại gần nhau.
- Di chuyển cánh tay sao cho chúng gập lại ở khuỷu tay và lòng bàn tay gần với vai.
- Nâng khuỷu tay lên khỏi sàn một chút.
- Nâng phần thân trên lên khỏi mặt đất.
- Giữ tư thế trong 10 - 20 giây.
3. Lưu ý khi tập luyện với người bệnh lao xương
Thời điểm tập tốt với người bệnh: Người mắc bệnh lao xương không nên thực hiện các hoạt động thể chất mạnh trong giai đoạn hoạt động của bệnh.
Sau khi giai đoạn hoạt động kết thúc và người bệnh được coi là không còn khả năng lây nhiễm, có thể cân nhắc việc tập thể dục trở lại dần dần theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào cho những người mắc bệnh lao xương cần đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, dung tích phổi, sức mạnh cơ bắp, mức độ bền bỉ, tính linh hoạt và bất kỳ hạn chế nào do bệnh hoặc phương pháp điều trị gây ra để có bài tập phù hợp.
Các buổi tập luyện nên bao gồm sự kết hợp giữa các bài tập tim mạch, rèn luyện sức mạnh, tính linh hoạt và các bài tập thở. Tuy nhiên, người bệnh lao xương nên bắt đầu bằng các hoạt động cường độ thấp và tăng dần cường độ để tránh gắng sức quá mức và các biến chứng.
Bên cạnh đó, cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi và phục hồi phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh để tránh gây mệt mỏi, căng thẳng.
Trong khi tập luyện, người bệnh lao xương cần được cân nhắc về cường độ và thời gian cụ thể do bệnh lý mắc phải có thể làm giảm dung tích phổi, mất đáng kể khối lượng cơ dẫn đến suy nhược cơ, giảm sức mạnh và sức bền. Hơn nữa, các loại thuốc cần thiết được sử dụng để điều trị bệnh lao xương cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như đau khớp và đau nhức cơ, ảnh hưởng đến hiệu suất tập thể dục.
Theo suckhoedoisong.vn