Ai cũng biết gạo lứt tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng từng nghe đến công dụng 'hơn người' của lớp màng cám chứa nhiều dưỡng chất diệu kỳ của loại gạo này.

 

Tin vui là khoa học hiện đại đã có thể trích ly từ lớp màng cám mỏng manh ấy một loại dầu quý giá, đặc biệt có lợi cho tim mạch.

Thành phần tinh tuý nhất của gạo nằm ở... màng cám

Có hai sự thật về gạo lứt mà người nội trợ dù biết nhưng chưa tường tận. Một là, gạo lứt có màu nâu đỏ. Trên thực tế, gạo lứt màu nâu đỏ chỉ là một trong các loại gạo lứt, được gọi là gạo lứt huyết rồng. Còn lại đa số gạo lứt sẽ mang màu nâu nhạt - màu của lớp màng cám khi chưa bị quá trình xay xát làm mất đi.

Hai là, đa số người tiêu dùng nhầm tưởng gạo lứt là một giống gạo tốt cho sức khỏe. Thực chất gạo lứt không phải là một giống gạo riêng lẻ, hay còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp màng cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng, nơi hội tụ 70-80% dưỡng chất tinh túy của cả hạt gạo.

Đặc biệt, ẩn sâu trong lớp màng cám gạo lứt còn chứa một loại dầu gạo quý giá, có công dụng vượt trội trong việc bảo vệ sức khỏe trái tim.

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội - cho biết: "Dầu gạo chỉ chiếm 13% trọng lượng của lớp màng cám gạo lứt nhưng lại sở hữu nhiều dưỡng chất, trong đó nổi bật nhất là Gamma-Oryzanol - một chất chống oxy hóa cực mạnh, hoạt động như một "chiến binh" quét dọn các gốc tự do, đẩy lùi sự hình thành mảng bám do quá trình ô-xi hoá của cholesterol xấu, từ đó giúp thông thoáng thành mạch máu, thúc đẩy sự tuần hoàn".

Còn theo TS. BS. Phạm Trần Linh - Hội Tim mạch học Việt Nam, để giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, một người nên dùng ít nhất 50mg Gamma-Oryzanol mỗi ngày, tương đương 20-30ml dầu gạo (2-3 thìa canh).

Dầu gạo tốt cho sức khoẻ tim mạch

Với nhiều công dụng vượt trội tốt cho tim mạch, dầu gạo được nhiều quốc gia tiên tiến lựa chọn. Tại Mỹ, dầu gạo được tin dùng nhờ cung cấp nguồn chất béo cân đối và lành mạnh cho cơ thể. Còn ở xứ sở hoa anh đào, 40% bữa trưa của các trường mầm non, tiểu học và trung học ở Nhật đang sử dụng dầu gạo - Tiến sĩ Mayu Aizawa, Công ty Thực phẩm Tsuno (Nhật Bản) báo cáo tại Hội nghị Dầu gạo Quốc tế 2018. 

Hiệp hội Tim mạch của Ấn Độ cũng khuyên người dân sử dụng dầu gạo để giảm tỉ lệ bệnh tim và các bệnh liên quan mà họ đang mắc phải.

Trong khi đó, tại Việt Nam những năm trước đây, dầu gạo vẫn còn khiêm tốn trong nhận diện và lựa chọn của người tiêu dùng, dù nước ta là một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Một trong những nguyên do chính là vì quy trình trích ly dầu gạo khỏi lớp màng cám gạo lứt để sản xuất dầu gạo nguyên chất đòi hỏi công nghệ hiện đại, khắt khe, hệ thống hậu cần chặt chẽ và vốn đầu tư lớn. 

Chưa kể đến việc dầu gạo rất quý hiếm (chỉ chiếm 13% trọng lượng lớp màng cám gạo lứt) và cám gạo cần sơ chế ngay trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau khi tách khỏi hạt gạo lứt thì mới bảo toàn được lượng Gamma - Oryzanol ở mức tối đa. Do đó, theo tính toán, trung bình, để cho ra thị trường mỗi lít dầu gạo nguyên chất, nhà sản xuất cần đến lớp màng cám của 200kg gạo lứt.

Hiện nay, công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân là đơn vị tiên phong sản xuất thành công dầu gạo nguyên chất mang nhãn hiệu Simply để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Simply cũng là nhãn hiệu dầu ăn được Hội Tim mạch học Việt Nam khuyên dùng

Vừa đặt chai dầu gạo vào giỏ hàng, chị Hoàng Yến (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) vừa chia sẻ: "Chồng con tôi rất thích các món chiên xào nên thú thật là, không thể vì sợ tác hại của dầu ăn mà chúng ta nhịn hoặc hạn chế tối đa những món ăn yêu thích được. Khi biết dầu gạo tốt cho tim mạch, tôi đã chọn ngay để chế biến các món khoái khẩu cho cả nhà".

Dầu gạo Simply là lựa chọn của các chị em nội trợ thông thái

Cũng theo chị Yến, nhiều bạn bè của chị hiện cũng đang đổi sang sử dụng dầu gạo để "đầu tư" cho sức khoẻ tim mạch của bản thân và cha mẹ, chồng con.

Theo tuoitre