Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là những việc làm quan trọng.

Cần chuẩn bị gì cho ghép thận?

Ghép thận cũng như ghép tạng đòi hỏi phải phối hợp nhiều chuyên ngành: thận học, miễn dịch học, mô phôi học, thận nhân tạo, phẫu thuật thực nghiệm, ngoại khoa (ngoại chung, ngoại mạch máu, tiết niệu) gây mê, hồi sức, sinh hoá, hóa nghiệm, huyết học – truyền máu – chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng; tâm lý y học, dược học…

Chính vì vậy, việc chuẩn bị bệnh nhân trước ghép nhất là với người cho thận là người sống là rất quan trọng.

Ghép thận – ghép tạng là kỹ thuật y sinh học cao, đòi hỏi nhiều chuyên ngành, tốn kém và phải theo dõi lâu dài, liên tục với chế độ dùng thuốc hợp lý, nhất là thuốc ức chế miễn dịch.

Ghép thận – ghép tạng là kỹ thuật y sinh học cao, đòi hỏi nhiều chuyên ngành, tốn kém và phải theo dõi lâu dài, liên tục với chế độ dùng thuốc hợp lý, nhất là thuốc ức chế miễn dịch.

Người cho phải có nhóm máu phù hợp, không có bệnh lây truyền, bệnh hệ thống, bệnh ung thư… hai thận phải có chức năng tốt và giải phẫu bình thường. Người hiến kể cả sống hay đã khuất thì cũng phải được tự nguyện hoặc gia đình họ chấp nhận.

Về phía người nhận, được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc mất thận phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng chu kỳ. Tuổi từ 6 tháng đến 64 tuổi – cá biệt có thể cao hơn 70 tuổi.

Những người mắc bệnh sau không được ghép thận: bệnh lý ác tính, suy tim không hồi phục, suy hô hấp mạn tính, bệnh gan đang phát triển, bệnh mạch máu (mạch vành, mạch não hoặc ngoại biên), dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh nặng, nhiễm khuẩn mạn tính không đáp ứng với điều trị, AIDS, rối loạn đông máu nặng, bệnh tâm thần, nghiện rượu nặng…

Theo dõi sau ghép thận lâu dài

Ghép thận – ghép tạng là kỹ thuật y sinh học cao, đòi hỏi nhiều chuyên ngành, tốn kém và phải theo dõi lâu dài, liên tục với chế độ dùng thuốc hợp lý, nhất là thuốc ức chế miễn dịch. Do vậy người bệnh sau ghép phải được thầy thuốc chuyên khoa quản lý và theo dõi chặt chẽ.

Bệnh nhân ghép thận phải được theo dõi suốt đời sau ghép: định kỳ 1 - 2 tháng phải được kiểm tra tổng thể. Cân nặng và huyết áp phải được theo dõi hàng ngày để duy trì chế độ ăn không tăng cân và dùng thuốc duy trì huyết áp cho phù hợp.

Bệnh nhân phải được theo dõi nồng độ thuốc ức chế miễn dịch và điều chỉnh liều sao cho phù hợp với từng cá thể người bệnh.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng giảm miễn dịch của cơ thể người mang thận ghép là vô cùng quan trọng. Do vậy, việc theo dõi, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của người mang thận ghép cũng như hoạt động của quả thận ghép phải được theo dõi sát sao.

Không những thế, khi thận được ghép vào cơ thể, người nhận cần được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để tránh hiện tượng đào thải tạng ghép sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đúng, đủ liều và tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian dùng thuốc trong ngày. Nếu được theo dõi đầy đủ đúng cách thì đời sống của thận ghép sẽ được duy trì có thể đến 30 – 40 năm, ngược lại nếu không được theo dõi tốt quả thận ghép chỉ tồn tại được vài năm, thậm chí ít hơn.

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao nên việc sử dụng nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao nên việc sử dụng nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa.

Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân sau ghép thận

- Nếu sức khỏe hồi phục tốt, bệnh nhân ghép thận có thể sinh hoạt vợ chồng sau 3 tháng phẫu thuật và sinh con sau đó 1-2 năm.

- Bệnh nhân cần có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt điều độ.

  • Nên ăn đồ ăn đã nấu chín
  • Không ăn đồ sống, đồ biển, nước chưa đun sôi, sữa tươi, rau quả đã dập nát.
  • Kiêng rượu và các đồ uống có cồn.
  • Nên ăn thức ăn ít muối, ít chất béo, ít đường.
  • Không nên ăn đậu các loại.

- Môi trường sống trong lành, thoáng mát, dọn dẹp sạch sẽ nơi ở.

- Tránh để mắc cảm cúm, tránh gần những người bị các bệnh truyền nhiễm, nơi đông người.

- Cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn.

- Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao nên việc sử dụng nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần dùng thuốc đúng giờ, theo dõi các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc. Không ngừng thuốc vì tác dụng phụ, vì thấy khỏe mạnh; không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian uống thuốc khi nghi ngờ rằng nó không giống với thuốc lần trước bạn đã mua.

Theo suckhoedoisong.vn