leftcenterrightdel
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề về túi mật. Đồ hoạ: Thiện Nhân 

Tại sao bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh túi mật cao hơn?

Tiến sĩ Tribhuvan Gulati, Chuyên gia về bệnh tiểu đường, Apollo Spectra Delhi (Ấn Độ) - cho biết, sức khỏe của túi mật thường bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường và tình trạng kháng insulin. Một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh túi mật là béo phì, phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường loại 2. Béo phì làm tăng sản xuất cholesterol của mật, có thể tích tụ trong túi mật và cuối cùng dẫn đến hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể không có triệu chứng, nhưng cũng có thể gây đau vùng hạ sườn bên phải và sốt rét run, đường máu tăng cao bất thường không rõ lý do.

Ngoài ra, triglyceride, một loại chất béo có thể thúc đẩy sự phát triển của sỏi mật, có hàm lượng cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường. Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về túi mật.

Cơn đau túi mật có thể gây ra các triệu chứng sau:

- Đau bụng trên bên phải xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều giờ.

- Đau hoặc khó chịu ở vai phải bên dưới xương bả vai.

- Đau bụng ở giữa bên phải và nặng hơn sau khi ăn.

- Nôn hoặc buồn nôn không rõ nguyên nhân.

Kết luận

Tiến sĩ Tribhuvan Gulati cho biết, hầu hết mọi người có thể ngăn ngừa các vấn đề về túi mật bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đầy đủ và quản lý sức khỏe tổng thể, bất kể họ có bị tiểu đường hay không.

Theo laodong