leftcenterrightdel
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. Đồ hoạ: Thiện Nhân 

Theo Tiến sĩ KN Nagabhushan - cố vấn cấp cao về phẫu thuật mạch máu và nội mạch, Bệnh viện Fortis (Bengaluru, Ấn Độ), bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề tim mạch.

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi, đặc biệt xuất hiện nhiều ở chi dưới. Một cách dễ hiểu là khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, mô sợi hay canxi tích tụ lại trong các động mạch dẫn máu đến não, đến các bộ phận trong cơ thể sẽ gây mất máu cục bộ. Bởi các chất đó qua thời gian sẽ cứng lại, làm thu hẹp các động mạch hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan khác.

Các yếu tố góp phần gây ra bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Theo Tiến sĩ KN Nagabhushan, bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính và mức cholesterol cao góp phần đáng kể vào sự phát triển của PAD. Cholesterol tăng cao thúc đẩy sự hình thành mảng bám trong động mạch, thu hẹp và cứng lại theo thời gian. Quá trình này làm giảm lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, khiến cholesterol cao trở thành yếu tố nguy cơ chính gây ra PAD.

Các yếu tố khác có thể góp phần vào sự phát triển của nó bao gồm:

- Hút thuốc

- Huyết áp cao

- Béo phì

Ngoài ra, một số người có nguy cơ mắc PAD cao hơn bao gồm:

- Những người lớn tuổi hơn

- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim

- Những người có lối sống ít vận động

- Những người có thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống kém hoặc thiếu tập thể dục

Bệnh PAD ảnh hưởng đến chân bạn như thế nào?

Tiến sĩ Nagabhushan cho biết, PAD ảnh hưởng đến lưu thông máu bằng cách hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân.

Khi động mạch trở nên hẹp hơn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau khi hoạt động thể chất, được gọi là chứng khập khiễng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc cung cấp máu không đủ có thể dẫn đến loét hoặc hoại tử, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và xử lý sớm.

Làm thế nào để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh PAD?

Theo Tiến sĩ Nagabhushan, việc điều chỉnh lối sống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự tiến triển của bệnh PAD.

Ông cho biết bỏ thuốc lá là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện lưu lượng máu và sức khỏe mạch máu nói chung. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa nhưng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp kiểm soát mức cholesterol.

Theo laodong