Các cơn chóng mặt lặp đi lặp lại có thể báo hiệu hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Theo bác sĩ Sara từ chương trình truyền hình y tế của Anh - This Morning, đó có thể do một dạng bệnh tim, gọi là hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế.

Hầu hết mọi người đều bị chóng mặt và thường không nghiêm trọng, có thể là do mất nước hoặc sốc nhiệt.

Tuy nhiên, các cơn chóng mặt lặp đi lặp lại có thể báo hiệu hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế, là sự gia tăng nhịp tim bất thường xảy ra sau khi ngồi dậy hoặc đứng lên, bác sĩ Sara giải thích, theo Express.

"Hội chứng này có thể thực sự gây suy nhược cho nhiều người", tiến sĩ Sara giải thích.

Bác sĩ cho biết, có những loại thuốc khác cũng có thể giúp giảm nhịp tim.

Có những điều bạn có thể làm ở nhà để chống lại chóng mặt do hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế và các bệnh khác.

Theo bác sĩ Sara, nếu bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt, hãy nằm xuống và gác chân lên cao để cải thiện lưu thông máu.

Cô ấy cũng khuyên, siết chặt bụng và mông có thể giúp "đẩy máu lên".

Ngoài ra, mang vớ nén có thể giúp máu dồn ngược lên phần trên của cơ thể, cô ấy nói thêm.

Người chóng mặt do hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế không nên đứng dậy đột ngột - ẢNH: SHUTTERSTOCK

Nên tránh những gì?

Nếu bạn đang cảm thấy chóng mặt, có những hành động có thể làm tình trạng này nặng thêm, vì vậy tốt nhất là nên tránh.

Dịch vụ Y tế quốc gia Anh khuyên không nên:

• Cúi xuống đột ngột

• Đứng dậy đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm

• Khi đang bị chóng mặt, không nên làm những việc có thể gây nguy hiểm, như lái xe, leo cầu thang hoặc sử dụng máy móc hạng nặng

Nằm thẳng người hoàn toàn nếu cảm thấy mọi thứ như đang quay, theo Express.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nên đi khám nếu lo lắng về tình trạng chóng mặt của mình và nếu không khỏi hoặc tiếp tục tái phát.

Cũng nên đi khám nếu:

• Cảm thấy khó nghe hơn

• Bị ù tai

• Nhìn đôi, nhìn mờ hoặc những thay đổi khác trong thị lực của bạn

• Tê mặt, cánh tay hoặc chân

• Có các triệu chứng khác như ngất xỉu, đau đầu, cảm giác khó chịu trong người.

Những ai có nguy cơ?

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chóng mặt.

"Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng", Mayo Clinic giải thích. Họ cũng có nhiều khả năng dùng các loại thuốc có thể gây chóng mặt.

Một đợt chóng mặt trong quá khứ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chóng mặt.

Những dấu hiệu của một cơn đau tim là gì?

"Nếu một người đã từng bị chóng mặt trước đây, sẽ có nhiều nguy cơ bị chóng mặt trong sau này", Mayo Clinic lưu ý.

Điều đáng chú ý là chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã và bị thương.

Mayo Clinic cảnh báo: “Bị chóng mặt khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng có thể tăng khả năng xảy ra tai nạn”.

“Người bị chóng mặt cũng có thể gặp phải những hậu quả lâu dài nếu không điều trị căn bệnh gây ra chóng mặt”, theo Express.

Theo thanhnien