Nhận được cuộc điện thoại từ cô giáo chủ nhiệm, chị Mỹ Nhung (33 tuổi, ở TP.HCM) hớt hải chạy xe tới trường. Bé Cam mới đi học lại sau dịch vài tuần, bất ngờ cô giáo thông báo con và bạn cùng lớp xảy ra xích mích, gây gổ - điều chưa từng có trước đây.
Bé gái 9 tuổi mặt mũi mếu máo, mắt đầy ngấn nước, quần áo lem luốc. Khi gặng hỏi, chị Nhung mới biết nguyên nhân Cam xảy ra xích mích với bạn vì bị gọi là “béo”, “mập”. Sự việc này diễn ra nhiều tuần kể từ khi trẻ quay trở lại trường.
Trước dịch Cam cao 1,33 m, nặng 23 kg. Tuy nhiên, kể từ khi nghỉ học dài ngày, ít có cơ hội vận động, em tăng hơn 8 kg, khiến thân hình trở nên mũm mĩm, tích mỡ nhiều ở vùng bụng, ngực, nách, cằm. Sự tăng cân bất ngờ của Cam không được chú ý cho đến khi bạn bè bắt đầu trêu đùa, khiến em tự ti với vẻ bề ngoài.
Sau cuộc xích mích với bạn, Cam rất sợ đi học, em thường trốn mình vào phòng, ba mẹ gọi đi học kiểu gì cũng không được. Nhiều lúc, cô bé khóc một mình hoặc ngồi thẫn thờ trước bàn học. Nhìn con vẻ mặt sợ hãi, ít nói hẳn đi mà lòng chị Nhung đau như cắt.
Trước đó, Cam từng trở về nhà với vẻ mặt buồn bã. Khi mẹ hỏi, em thường không nói và chị Nhung cho rằng con buồn vì bị điểm kém nên động viên con không nên quá áp lực vì điểm số. Chị không ngờ chính ngoại hình lại trở thành rào cản, khiến Cam bị tổn thương tâm lý.
Đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng, chị nhận chẩn đoán Cam bị béo phì độ I, nếu không “phanh kịp”, con sẽ chuyển sang độ II và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài tình trạng béo phì, Cam còn có dấu hiệu rối loạn tâm lý, giấc ngủ và nguy cơ trầm cảm nhẹ.
“Mùa dịch, tôi thường xuyên cho Cam ăn các món yêu thích, cả nhà cũng rất hay cải thiện nhiều thức ăn bổ dưỡng. Nhìn con mũm mĩm tôi không nghĩ cháu đã bị béo phì”, bà mẹ ở TP.HCM tâm sự.
Chị Nhung phải cho con tạm nghỉ học một tuần để ổn định tâm lý sau sự việc ở trường. Hàng ngày, bà mẹ này dành nhiều thời gian để trò chuyện, gần gũi với con, gỡ bỏ những khúc mắc trong lòng cô bé. Bữa ăn hàng ngày cũng được điều chỉnh để thanh đạm hơn, chất dinh dưỡng ở mức cân bằng.
Trên thực tế, đa số trẻ béo phì là do dinh dưỡng bất hợp lý và không tập luyện. Chế độ ăn giàu chất béo (thức ăn nhanh, chiên xào…), chất bột đường (nhiều đường như kem, chè, bánh ngọt, nước ngọt...) đều có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ gia tăng béo phì.
Ở những trẻ thừa cân, béo phì, khẩu phần ăn thường vượt mức nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ và sẽ được tích trữ ở các cơ quan trong cơ thể như mặt, cánh tay, ngực, bụng, bắp đùi, nội tạng…
Các nghiên cứu đã chỉ ra thừa cân, béo phì trở thành hệ lụy theo trẻ đến suốt đời. Tháng 3/2020, các chuyên gia tại Thụy Điển phát hiện béo phì là nguy cơ đáng kể gây lo âu, trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Cụ thể, bé trai và bé gái đều có nguy cơ cao hơn 43% nếu đang mắc bệnh béo phì.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), béo phì có liên quan việc gia tăng nguy cơ sức khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên tại nước này. Thanh, thiếu niên bị béo phì có thể gặp khó khăn về giấc ngủ, thói quen ít vận động và tiêu thụ thức ăn không điều độ. Những triệu chứng tương tự này thường gặp ở thanh niên bị trầm cảm.
Trẻ em và thanh thiếu niên béo phì cũng có thể là mục tiêu bắt nạt của bạn bè đồng trang lứa. Theo nghiên cứu từ Học viện Nhi khoa Mỹ, tỷ lệ trẻ bị bắt nạt vì cân nặng được báo cáo thường xuyên.
Trẻ béo phì dễ bị chọc ghẹo, khiến trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý, dễ tự ti, cô độc, ảnh hưởng đến khả năng học tập. Nhiều trẻ có khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng với hình dáng cơ thể, trầm cảm. Do bị chọc ghẹo, bị bắt nạt… sẽ khiến trẻ để lại dấu ấn sâu đậm về tâm lý cho đến tuổi trưởng thành. Thậm chí, nhiều trẻ béo phì tự ti thái quá về cân nặng, sinh ra rối loạn tâm thần, bỏ ăn và kết quả là bị chán ăn tâm thần, sụt cân, nhất là em bé nữ.
Ngoài vấn đề về tâm lý, trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh cao như tim mạch (tăng mỡ máu - cholesterol máu, lipid máu; tăng huyết áp; bệnh lý mạch vành; tai biến mạch máu não); tiểu đường, sỏi mật, ung thư, khớp, gout, đau cột sống, thoái hóa khớp…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong việc “cứu trẻ thoát khỏi bóng đen thừa cân, béo phì”. Chỉ có giảm cân mới giúp trẻ tránh được mặc cảm và hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này.
Đầu tiên, bà mẹ cần thay đổi quan niệm và không chỉ sự can thiệp của bác sĩ mà môi trường xung quanh, ông bà, hàng xóm, truyền thông bên ngoài cần phải thay đổi, vào cuộc để các phụ huynh hiểu rõ về bụ bẫm và thừa cân, béo phì và nhận ra việc mình làm chưa đúng.
Chúng ta cần phân biệt được trẻ bụ bẫm và thừa cân. Bụ bẫm là một em bé hoàn toàn bình thường, không bị suy dinh dưỡng. Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá mức nên có so với chiều cao. Béo phì là bệnh mà ngoài tình trạng vượt quá cân nặng, trẻ còn có tích lũy mỡ thái quá toàn thân hoặc cục bộ, dễ nhận biết nhất là ở vùng bụng, mông, bẹn, đùi hoặc vai, gáy, ngực. Đó là những dấu hiệu bên ngoài.
Sau khi xác định đúng tình trạng cân nặng, chiều cao của con qua đo BMI, các bà mẹ cần quan tâm tổng lượng calo hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra ở các nước châu Âu hoặc Mỹ, từ những năm 1996 đến gần đây, tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng nhưng xu hướng ăn mỡ giảm xuống. Như vậy, chất béo không phải yếu tố duy nhất gây thừa cân, béo phì.
Do đó, ngoài việc sử dụng cách chế biến không dùng mỡ hoặc hấp, luộc thay vì chiên, rán để giảm lượng mỡ trẻ ăn vào, bà mẹ cần duy trì tổng năng lượng ăn vào phù hợp với năng lượng đốt cháy mỗi ngày mới hạn chế nguy cơ con bị thừa cân, béo phì.
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ chỉ cần ăn cân đối giữa các loại thực phẩm như đạm (gồm đạm động vật, đạm thực vật và đạm từ sữa), tinh bột, chất béo (dầu, mỡ từ động vật, thực vật). Ngoài ra, rau và trái cây là không thể thiếu trong bữa ăn để cung cấp chất khoáng.
Tại Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng là dòng sữa 100% từ Thụy Điển cho trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì được ưa chuộng nhờ nghiên cứu phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt. Sữa có hệ chất xơ polydextrose + FOS, đạm cao, giảm chất béo giúp kiểm soát cân nặng. Không chỉ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng “kịch cân”, sữa bổ sung đầy đủ 29 vitamin và khoáng chất, trong đó hàm lượng canxi, photpho, vitamin D3, vitamin K2, DHA vượt trội, hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não vượt trội.
Bên cạnh việc cân bằng từ bữa ăn, phụ huynh cần đồng hành, khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng.Cha mẹ nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ngày.
t