Trong đó có enzym tiêu hóa và các enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein, acid nucleic; hỗ trợ quá trình tổng hợp, bài tiết của nhiều hormon tăng trưởng như GH, IGF-1, testosteron, insulin, thymulin...
Nếu thiếu kẽm tôi sẽ gây ra hoàng loạt hệ lụy cho bạn như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, suy giảm khả năng miễn dịch (dễ bị nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa...), da khô, ngứa ngáy, tóc giòn dễ gãy, viêm móng, gây tổn thương mắt (sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc)... Tuy nhiên, đây vẫn chưa thể kể hết những hậu quả khi mà thiếu hụt tôi trong cơ thể.
Vậy trong những hợp nào thì cần phải bổ sung kẽm tôi? Đó là, những người cần tăng nhu cầu về kẽm như trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính gây thiếu kẽm, những người bị stress liên tục, bệnh vẩy nến, dị ứng, suy gan, nghiện rượu, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng... đều cần phải bổ sung kẽm tôi.
Rất may là kẽm tôi lại có nhiều trong thực phẩm mà các bạn ăn hàng ngày, như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và socola, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh... Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng bữa ăn của các bạn cần đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn trên để được cung cấp đầy đủ kẽm tôi hàng ngày, vì cung cấp kẽm qua đường thực phẩm là an toàn hơn cả...
Trong trường hợp ăn uống không đủ cần phải bổ sung bằng thuốc, nhưng phải do bác sĩ chỉ định để tránh dùng thừa gây hại. Vì khi cơ thể bạn dư thừa kẽm tôi có thể xuất hiện các triệu chứng như có vị kim loại trong miệng, nhức đầu, nôn mửa và tiêu chảy. Nồng độ kẽm cao còn làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác (nếu như bạn đang dùng các thuốc này để trị bệnh).
Để hấp thu kẽm tôi được tối ưu trong cơ thể, bạn nên uống tôi sau bữa ăn; nên sử dụng chung với một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, B6, vitamin C và magnesium (để làm tăng hấp thu kẽm); không nên dùng kẽm lâu hơn 6 tuần và không dùng chung kẽm tôi với các chế phẩm bổ sung sắt. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm tôi trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu của kẽm tôi.
Theo Sức khỏe và đời sống