Trước đây, thành phần amoni nitrat trong bụi mịn PM2.5 được liên kết đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí ở người lớn. Amoni nitrat hình thành khi khí amoniac và a xít nitric lần lượt được tạo ra bởi các hoạt động nông nghiệp - chăn nuôi và quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, phản ứng trong khí quyển. Tác giả chính Megan Herting - phó giáo sư khoa học dân số và sức khỏe cộng đồng tại Trường y khoa Keck thuộc USC - cho biết: “Nghiên cứu cho thấy việc hiểu được những tác động từ loại ô nhiễm cụ thể rất quan trọng để đưa ra quy định về chất lượng không khí và hiểu các tác động thần kinh nhận thức lâu dài”.

Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguồn PM2.5 lớn nhất, đặc biệt là ở khu vực thành thị
Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguồn PM2.5 lớn nhất, đặc biệt là ở khu vực thành thị

PM2.5 là hỗn hợp bụi, bồ hóng, hợp chất hữu cơ và kim loại ở nhiều kích thước hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. PM2.5 có thể đi sâu vào phổi, nơi các hạt này có thể đi vào máu và vượt qua hàng rào máu não, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguồn PM2.5 lớn nhất, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Dù vậy, tình trạng cháy rừng, canh tác nông nghiệp và phản ứng hóa học cũng là nguồn PM2.5 nguy hiểm. Tác giả Herting nói thêm: “Bất kể trong quá trình kiểm tra riêng lẻ hay kết hợp với những chất ô nhiễm khác, các hạt amoni nitrat có liên quan đến việc học tập và trí nhớ kém hơn ở trẻ em. Bụi mịn PM2.5 là vấn đề lớn, nhưng riêng về khả năng nhận thức, tác động hỗn hợp từ những gì cá nhân tiếp xúc là yếu tố quan trọng cần xem xét”.

Theo phụ nữ TPHCM