Không giống như bàn tay hoặc chân giả giúp người mất chi có thể lấy lại hình dạng và chức năng của các bộ phận cơ thể, biểu mô thường nhằm mục đích cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ. Đó là lý do biểu mô - tái tạo nhân tạo một bộ phận cơ thể - đang thu hút sự chú ý của mọi người.

leftcenterrightdel
 Những mẫu tái tạo các bộ phận cơ thể tại Ikeyama Medical Japan

Theo Midori Kaoka, chuyên viên thiết kế các biểu mô ở Nhật Bản thì khi bệnh nhân ung thư được chăm sóc ngoại hình sẽ giúp họ giảm thiểu gánh nặng tâm lý. Ngoài ra, các biểu mô này được thiết kế dành riêng cho từng bệnh nhân cần tái tạo với những hình dáng, màu da và nếp nhăn... giúp họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Giảm gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân ung thư 

Tại nhà máy của Ikeyama Medical Japan ở Nagoya (Nhật Bản), Midori Kaoka năm nay 36 tuổi, đang cầm một hình tai trong tay. Đây là một "món hàng" được một bệnh nhân gửi lại cho cô để bảo trì. “Tôi chắc chắn rằng thứ này luôn được sử dụng hết sức cẩn thận” - Kaota nói.

Midori Kaoka kể, cách đây 5 năm, cô đã tạo ra mẫu vật này theo yêu cầu của một phụ nữ trẻ bị cắt bỏ tai trong cuộc phẫu thuật để điều trị ung thư da. Cô đã gặp người phụ nữ đó nhiều lần để thực hiện các công đoạn từ làm khuôn đến chỉnh màu. Cô còn xỏ khuyên dái tai để khách hàng có thể đeo khuyên tai.

"Biểu mô là các thiết bị nhân tạo có thể tháo rời, được sử dụng để thay thế các bộ phận cơ thể bị mất do tai nạn hoặc phẫu thuật. Chúng được làm bằng silicone mềm, có màu" - Midori Kaoka nói thêm.

Ikeyama Medical Japan là một công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh từ những năm 1980. Hiện công ty thiết kế 6 mẫu vật dành cho bệnh nhân ung thư như tai, chân, mũi, vú, mắt....  Các nhà mẫu vật này được thiết kế với mục đích làm cho sản phẩm trông tự nhiên nhất có thể, bao gồm cả các nếp nhăn, mẫu dấu vân tay, đường gân và kết cấu bên ngoài,

Midori Kaoka cho biết mặc dù giá cao (mỗi mẫu lên đến hàng trăm ngàn yên) và phải mất nhiều tháng để hoàn thành nhưng các đơn đặt hàng vẫn liên tục được gửi đến, kể cả từ nước ngoài.

“Tôi luôn cảm thấy lo lắng khi hoàn thành một sản phẩm, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy khuôn mặt khách hàng rạng rỡ lên” - Kaoka chia sẻ.

Nuôi dưỡng các biểu mô là một thách thức

Kaoka cho biết, hơn một nửa số đơn đặt hàng mà công ty nhận được là đến từ những người đã cắt bỏ vú do ung thư vú.

Một phụ nữ 65 tuổi ở tỉnh Aichi, người đã đặt hàng và sử dụng hơn một thập kỷ sau khi trải qua ca phẫu thuật vú, cho biết: “Sau khi thực hiện phẫu thuật, tôi đã sử dụng phòng tắm riêng khi đi du lịch vì tôi lo lắng về việc người khác nhìn thấy thế nào. Nhưng bây giờ tôi có thể tận hưởng việc tắm trong bồn tắm lớn”.

Hay một người đàn ông 62 tuổi đến từ Nagoya luôn đeo cái mũi giả trừ khi đi ngủ. Ông cho biết, cuộc phẫu thuật ung thư xoang cạnh mũi cách đây 6 năm đã khiến chiếc mũi của ông bị biến dạng. “Công việc của tôi liên quan đến việc gặp gỡ nhiều người, vì vậy cái mũi giả này là điều cần thiết hàng ngày của tôi” - ông nói.

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nhu cầu về những mẫu vật này dự kiến sẽ tăng lên khi nhiều bệnh nhân ung thư sau khi chữa bệnh quay lại làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, nhưng công ty cho biết việc tăng sản lượng là rất khó khăn.

Noriyuki Ikeyama, 65 tuổi, chủ tịch  Ikeyama Medical Japan cho biết: “Sản lượng hàng năm mà chúng tôi có thể sản xuất tối đa là 300 chiếc nhưng đơn hàng thì nhiều hơn. Việc tìm kiếm những người có thể tham gia vào công việc này rất khó”.

Theo Keisuke Takanari, 45 tuổi, người đứng đầu Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Tạo hình của Trung tâm Ung thư Aichi, nhận thức về việc chăm sóc ngoại hình của các bệnh nhân ung thư đã tăng lên trong thập kỷ qua. Hiện ở Nhật Bản có nhiều lựa chọn chăm sóc ngoại hình cho các bệnh nhân ung thư khác nhau bao gồm biểu mô, trang điểm, đội tóc giả và phẫu thuật tái tạo... “Chăm sóc ngoại hình là một phần của quá trình điều trị ung thư. Ngày nay, bệnh nhân có thể hỏi ý kiến nhân viên y tế bất cứ lúc nào, trước hoặc sau khi điều trị nếu có lo lắng" - bác sĩ  Keisuke Takanari cho biết.

Theo phụ nữ TPHCM