Khi cảm thấy cơn đau dạ dày, nằm ngửa, chân duỗi thẳng để làm thư giãn cơ thể.
Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, chống lại bệnh tật, đẩy lùi các cơn đau dạ dày.
Nguyên tắc tập luyện với người đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày cần lưu ý thời điểm tập luyện, tuyệt đối tránh tập ngay sau bữa ăn, nhưng cũng không nên tập khi quá đói. Nếu bạn cảm thấy quá đói thì nên ăn một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ như: bánh quy, ngũ cốc... trước khi tập. Thời điểm thích hợp nhất để tập thể dục cho người mắc bệnh đau dạ dày là sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng. Trước và sau khi tập thể dục 30 phút, người bị đau dạ dày không được ăn no. Việc làm này không những khiến hoạt động của dạ dày bị rối loạn mà còn khiến cho bệnh nhân dễ buồn nôn và nôn.
Cần duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái khi tham gia tập luyện. Hiệu quả sẽ tăng gấp đôi khi tập luyện với tinh thần phấn chấn. Nên duy trì các bài tập đều đặn và thường xuyên, ít nhất khoảng 30 phút/ ngày. Khi mới bắt đầu tập, nên vận động nhẹ nhàng, mức độ và thời gian có thể tăng dần sau đó. Chú ý đến tư thế tập, nên tránh các tư thế cúi gập người, nằm nâng tạ, trồng cây chuối... sẽ không tốt cho người đau dạ dày. Nếu đi bộ hay đạp xe thì không nên tập ở những chỗ địa hình xóc, gồ ghề, không bằng phẳng. Các hình thái tập luyện như tập dưỡng sinh như: yoga, khí công, tự xoa bóp, đi bộ... rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt với người mắc bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày. Khi tập nên lựa chọn trang phục phù hợp, nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
Người bệnh cần lưu ý hỏi bác sĩ về tình trạng đau dạ dày của mình để xác định mức độ nặng nhẹ, từ đó đưa ra phương hướng tập luyện phù hợp. Nếu tình trạng đau dạ dày của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể yên tâm tập các bài thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng để giúp giảm cơn đau dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra bạn cũng có thể tập thể hình ở mức độ thấp nhất mỗi tuần 1-2 lần dưới sự giám sát của huấn luyện viên.
Ngoài các bài tập, người bệnh đau dạ dày nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt. Hãy tạo cho mình một chế độ làm việc khoa học, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Cần tạo thói quen ăn uống đúng giờ, không ăn các loại thức ăn khó tiêu, các loại thức ăn chứa nhiều axit, tránh xa các chất kích thích. Không nên ăn no trước khi đi ngủ, nếu đói chỉ nên uống 1 ly sữa ấm vừa có tác dụng xoa dịu, bảo vệ dạ dày vừa giúp ngủ ngon hơn.
Nên dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng.
Bài tập thể dục tốt cho người đau dạ dàyĐộng tác thư giãn cơ thể: Lúc cảm thấy sắp lên cơn đau hoặc bắt đầu cơn đau dạ dày người bệnh vừa xoa bụng vừa nằm ngửa, chân duỗi thẳng để làm thư giãn cơ thể cho đến lúc hết cơn đau tiếp tục làm thêm 10 phút để củng cố, trong khi làm người bệnh nên giữ nhịp thở hết sức tự nhiên.
Động tác xoa bụng: giúp người bệnh giảm các cơn đau hiệu quả. Đầu tiên, hai bàn tay đặt chồng lên nhau rồi xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, nhớ lực ấn vừa phải không mạnh mà cũng không nhẹ quá. Để đạt hiệu quả tốt hơn, nếu có dầu nóng bạn lên thoa khắp bụng trước khi xoa. Chỉ thực hiện bước này nếu cơn đau xuất hiện cường độ mạnh khiến rất đau đớn.
Bài tập giúp kích thích tiêu hóa.
Ngón tay cái ấn bụng: Khi những cơn đau dạ dày ở mức độ mạnh, bạn nên dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng, nếu thấy dễ chịu hơn thì tiếp tục ấn cho đến khi giảm đau.
Kích thích tiêu hóa: Đứng ở tư thế thẳng, chân rộng bằng vai và đưa 2 tay thẳng lên trời. Đếm theo nhịp và từ từ ngồi xuống tay vẫn giữ ở tư thế thẳng đứng. Nhịp thở đều đặn nhịp nhàng, khi đứng lên hít vào và ngồi xuống thở ra. Tập động tác này kiên trì trong khoảng 5-10 phút sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp tiêu hóa thức ăn, giúp giảm bệnh đau dạ dày...
Theo
Sức khỏe đời sống