Suy giáp là gì?

Tiến sĩ Chhavi Agrawal, Cố vấn liên kết, Nội tiết, Fortis Escorts, Đường Okhla, New Delhi (Ấn Độ) - cho biết: “Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Các hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, hơi thở và thậm chí cả nhịp tim của bạn. Nó cũng cần thiết cho các chức năng não, bao gồm khả năng học tập và trí nhớ. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động kém, nhiều chức năng của cơ thể bạn sẽ bị ảnh hưởng”.

Dấu hiệu suy giáp thường gặp ở nam giới

Mệt mỏi và yếu đuối: Nam giới bị suy giáp thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất sức, ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ. Các hoạt động thường ngày có thể trở nên khó khăn hơn.

Tăng cân: Suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân không giải thích được, đặc biệt là ở vùng bụng.

Trí nhớ kém và khó tập trung: Nam giới bị suy giáp có thể gặp khó khăn trong việc nhớ thông tin, tập trung vào công việc hoặc suy nghĩ một cách rõ ràng.

Rối loạn giấc ngủ: Mặc dù cảm thấy mệt mỏi, nhưng suy giáp có thể gây ra tình trạng khó ngủ hoặc khiến giấc ngủ không sâu.

Da khô và tóc rụng: Da có thể trở nên khô và thô ráp, trong khi tóc rụng nhiều hơn bình thường.

Nhạy cảm với lạnh: Nam giới mắc suy giáp thường cảm thấy lạnh ngay cả khi nhiệt độ xung quanh bình thường hoặc nóng đối với người khác. Da tay, chân có thể lạnh và nhợt nhạt.

Giảm ham muốn tình dục: Một trong những dấu hiệu của suy giáp là giảm ham muốn tình dục do sự thay đổi hormon và tác động của bệnh đến sức khỏe tâm lý.

Khó khăn trong việc duy trì sức khỏe tim mạch: Suy giáp có thể làm giảm nhịp tim, đồng thời gây ra các vấn đề về huyết áp và mức cholesterol cao.

Tăng mức cholesterol và huyết áp: Suy giáp có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong máu và tăng huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm trương.

Khó chịu và trầm cảm: Nam giới suy giáp có thể cảm thấy lo âu, trầm cảm hoặc dễ cáu giận. Đây là do sự thiếu hụt hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến các hóa chất trong não.

Cách kiểm soát bệnh suy giáp ở nam giới

Theo Tiến sĩ Agrawal, để kiểm soát bệnh suy giáp, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng. Một số thói quen cần áp dụng bao gồm:

Kết hợp các thực phẩm giàu iốt như rong biển và hải sản.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với hàm lượng selen và kẽm đầy đủ.

Tập thể dục thường xuyên.

Quản lý cân nặng lành mạnh.

Áp dụng các kỹ thuật quản lý căng thẳng, chẳng hạn như yoga hoặc thiền.

Theo laodong