leftcenterrightdel
 

Thuốc kháng sinh

Hầu hết các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến như amoxicillin, trimethoprim và erythromycin không làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai trừ khi chúng gây tiêu chảy hoặc nôn đáng kể. Trường hợp ngoại lệ là thuốc kháng sinh rifampin (được sử dụng để điều trị viêm màng não và bệnh lao) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.

Thuốc chống động kinh

Bao gồm phenytoin, oxcarbazepine, carbamazepine, rufinamide, topiramate, phenobarbital và primidone có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống.

Thuốc kháng virus

Một số loại thuốc kháng virus dùng để điều trị HIV và virus viêm gan C có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Phổ biến nhất trong số này bao gồm ritonavir, nelfinavir, nevirapin, norvir, darunavir, lopinavir, fosamprenavir, tripanavir và velfinavir.

Thuốc chống nấm

 Các loại thuốc như griseofulvin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như tưa miệng, nấm ngoài da và bệnh nấm da chân có thể có tác động đến hiệu quả của thuốc tránh thai.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

NSAIDs là nhóm thuốc được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và giảm viêm. Một số loại NSAIDs như ibuprofen và naproxen có thể tương tác với thuốc tránh thai. Cơ chế tương tác giữa NSAIDs và thuốc tránh thai là do cả hai loại thuốc đều ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.

Thuốc trị tiểu đường

Là chất cảm ứng enzym gan nên có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Vì vậy, cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác hoặc tăng liều thuốc tránh thai khi đang phải uống thuốc điều trị tiểu đường.

Ngoài ra sự tương tác thuốc dẫn đến thất bại của việc tránh thai bằng đường uống còn có phải kể đến một số thuốc như: Thuốc hạ huyết áp, các thuốc chống đông máu (phenindion, warfarin) và các coumarin khác, thuốc hạ sốt giảm đau (aspirin, paracetamol), thuốc nhuận tràng... Tuy nhiên, còn cần có nhiều nghiên cứu thêm để khẳng định điều này.

Chú ý khi dùng thuốc tránh thai cùng với các thuốc khác

Khi đang áp dụng các biện pháp tránh thai hormone, bạn cần phải thận trọng với những thuốc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai. Nếu bạn cần bắt đầu dùng một loại thuốc khác trong khi đang sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone, hãy đảm bảo bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết rằng bạn đang sử dụng loại biện pháp tránh thai này. Họ có thể tư vấn cho bạn về việc liệu loại thuốc kia có làm cho việc tránh thai của bạn kém hiệu quả hơn hay không. Trong trường hợp bất khả kháng, khi vừa tránh thai vừa phải điều trị bệnh, bác sĩ có thể đề xuất bạn dùng phương pháp kiểm soát sinh sản khác (bao cao su, thuốc diệt tinh trùng...) để tăng hiệu quả tránh thai.

Theo tieudung