Có nhiều yếu tố gây ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, nhưng những người có nguy cơ cao bao gồm:

- Tắc nghẽn đường hô hấp trên (nguyên nhân chính), bao gồm phì đại amidan, phì đại vòm họng, viêm xoang, polyp mũi và vách ngăn mũi...

- Ở người béo phì, mô trong khoang họng tăng khiến họng dễ bị tắc nghẽn tăng nguy cơ ngủ ngáy.

- Nguy cơ tăng theo tuổi tác và tiền sử gia đình.

- Những người nghiện thuốc lá lâu năm, hút thuốc có thể kích thích viêm họng, gây phù nề.

- Người uống nhiều rượu, dùng thuốc an thần, gây ngủ trong thời gian dài, có thể làm giãn cơ, khiến gốc lưỡi tụt xuống, khiến tình trạng ngủ ngáy trở nên trầm trọng hơn.

- Bệnh nhân mắc một số bệnh toàn thân, bao gồm suy giáp, suy tuyến yên, liệt dây thanh âm, di chứng của bệnh bại liệt hoặc các bệnh thần kinh cơ khác (như bệnh Parkinson), trào ngược dạ dày thực quản… 

- Các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính cũng là nhóm có nguy cơ cao.

 
leftcenterrightdel
 Ngủ ngáy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của bệnh nhân và người cùng phòng.

1. Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ điều trị như thế nào?

Việc điều trị cần được đánh giá toàn diện dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và kinh nghiệm của bác sĩ. Chỉ có lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp thì hiệu quả điều trị mới đạt hiệu quả cao.

  • Điều trị nguyên nhân: Khắc phục các bệnh tiềm ẩn gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng ngáy khi ngủ.
  • Điều trị chung: Cung cấp hướng dẫn nhiều mặt cho từng bệnh nhân, bao gồm: Giảm cân, kiểm soát chế độ ăn và cân nặng, tập thể dục phù hợp; bỏ rượu, bỏ hút thuốc, thận trọng khi sử dụng thuốc an thần - thuốc ngủ và các loại thuốc khác có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh; ngủ nghiêng; nâng đầu giường phù hợp và tránh gắng sức quá sức trong ngày.

Đối với chứng ngáy nhẹ, điều chỉnh tư thế ngủ hoặc tư thế cơ thể. Ví dụ như chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, nâng cao gối khi ngủ…

1.1 Liệu pháp thông khí áp lực đường thở dương điều trị ngủ ngáy

Đây là phương pháp cải thiện tình trạng ngáy và ngưng thở khi ngủ hiệu quả, đơn giản, không xâm lấn, tuy không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng xuất hiện các biến chứng lâu dài. Bằng cách cung cấp áp lực sinh lý để hỗ trợ đường hô hấp trên, đảm bảo việc mở đường hô hấp trên trong khi ngủ.

1.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Một số bệnh nhân có thể được cải thiện thông qua điều trị bằng phẫu thuật. Ngủ ngáy do bị phì đại amidan hoặc biến dạng hàm dưới, chủ yếu sử dụng phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.

leftcenterrightdel
 Máy thông khí áp lực đường thở dương là phương pháp cải thiện tình trạng ngáy và ngưng thở khi ngủ hiệu quả.

1.3 Điều trị bằng thuốc

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chứng ngủ ngáy. Một số loại thuốc có tác dụng nhất định, trong thời gian dùng thuốc có thể làm giảm bớt triệu chứng ở một mức độ nhất định, nhưng không thể chữa khỏi và dễ tái phát. Ví dụ: Thuốc an thần gây ngủ như zolpidem có thể giúp bệnh nhân chìm vào giấc ngủ và kéo dài giấc ngủ bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Tuy nhiên, thuốc không thể giải quyết được vấn đề cơ bản của chứng ngáy mà chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng mà không thể thay đổi căn bản tình trạng của bệnh nhân. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc và tác dụng phụ, gây tổn hại nhất định đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, thuốc ngủ không phải là lựa chọn tốt nhất để điều trị chứng ngáy mà chỉ là giải pháp tạm thời khi có nhu cầu tạm thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Đối với nhiều loại thiết bị được gọi là thiết bị chống ngáy trên thị trường, như: Thuốc xịt chống ngáy, thiết bị chống ngáy trong miệng, kẹp mũi chống ngáy, gối chống ngáy, miếng dán chống ngáy thông minh… Những sản phẩm này không phải là thiết bị y tế chuyên nghiệp mà sử dụng các phương pháp vật lý để cải thiện chứng ngáy và giúp ngủ ngon. Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị ngủ ngáy 

Ngủ nghiêng: Ngủ nghiêng có thể ngăn mô họng và lưỡi chặn đường thở, giảm áp lực đường thở do trọng lượng của bụng, ngực và cổ, giúp giảm ngáy và cũng có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.

Kê gối khi ngủ: Kê thêm gối để đỡ đầu khi ngủ sẽ khiến khí quản thông thoáng hơn, từ đó giúp phần sau họng không bị xẹp xuống gây ngáy. Ngoài ra, cũng có thể nâng đầu giường lên cao để giảm ngáy.

Máy tạo độ ẩm thông xoang: Nếu ngáy là do cảm lạnh hoặc nghẹt mũi, có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm thông xoang và tăng lưu lượng không khí trong khoang mũi để giảm triệu chứng ngáy.

Tập thể dục nhiều hơn để tăng cường chức năng phổi: Ngáy nghiêm trọng hơn ở những người béo phì, do cân nặng tăng lên làm tăng áp lực lên mô cổ và phổi, gây khó thở. Tập thể dục nhiều hơn không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể tăng cường chức năng phổi và giảm ngáy.

Không uống rượu: Những người ngủ ngáy nên hạn chế uống rượu và không nên sử dụng thuốc an thần thường xuyên. Vì uống rượu và dùng thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng và các loại thuốc khác không chỉ khiến hơi thở nông và chậm hơn mà còn khiến cơ bắp giãn ra hơn bình thường, khiến triệu chứng ngáy trở nên trầm trọng hơn.

Giữ cho khoang mũi luôn thông thoáng: Dị ứng mũi, polyp mũi và các bệnh gây nghẹt mũi khác cần được điều trị kịp thời sẽ giúp giảm tình trạng ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Theo suckhoedoisong.vn