leftcenterrightdel
 

Trẻ em dù ở lứa tuổi nào đều có nguy cơ bị nhiễm virus Covid-19. Nhưng hầu hết trẻ bị bệnh thường không nghiêm trọng như người lớn và có thể không gặp triệu chứng nào. Điều này khiến các bậc phụ huynh băn khoăn rằng liệu triệu chứng ban đầu của Covid-19 ở trẻ em là gì để có thể phát hiện sớm nhất?

1. Tại sao trẻ em có những phản ứng khác nhau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2?

Câu trả lời thực sự vẫn chưa rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng trẻ nhỏ có thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid-19 bởi ngoài Covid-19 thì vẫn có những bệnh hô hấp khác mà trẻ dễ mắc như cảm lạnh,... và trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các vấn đề hô hấp này. Chính vì thế hệ miễn dịch của trẻ có thể đã có những chuẩn bị sẵn sàng giúp trẻ bảo vệ và chống lại các tác nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2.

leftcenterrightdel
 Trẻ em có những phản ứng khác nhau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 (ẢNh: Medscape)

2. Các triệu chứng ban đầu của Covid-19 ở trẻ em

Nhiều trẻ bị xác định dương tính với Covid-19 sau khi một hoặc cả hai cha mẹ dương tính với virus. Theo thống kê, có rất ít trẻ nhiễm Covid-19 ở mức độ nghiêm trọng và phải nhập viện. Do đó việc chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi những tác động đáng sợ của Covid-19 đang ngày một trở nên cấp bách hơn.

Trong khi trẻ em và người lớn gặp các triệu chứng tương tự khi mắc Covid-19 thì các triệu chứng của trẻ em có xu hướng nhẹ và giống như cảm lạnh. Hầu hết trẻ em phục hồi trong vòng một đến hai tuần.

Các triệu chứng ban đầu của Covid-19 ở trẻ em thường thấy là sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, tiêu chảy, mất khứu giác, mất vị giác, các triệu chứng tiêu hóa như phân lỏng, nghẹt mũi, buồn nôn, nôn, đau đầu, ho khan, toàn thân và đau cơ.

leftcenterrightdel
Trong khi trẻ em và người lớn gặp các triệu chứng tương tự khi mắc Covid-19 thì các triệu chứng của trẻ em có xu hướng nhẹ và giống như cảm lạnh (Ảnh: India Today) 

Dấu hiệu Covid cấp tính hơn là các triệu chứng viêm dạ dày ruột như loét trong khoang miệng và không thể nuốt và ăn thức ăn. Ngày nay, nhiều trẻ em đã được chẩn đoán mắc Hội chứng viêm đa hệ (MIS), một biến chứng hiếm gặp ở trẻ em và người lớn bị nhiễm SARS-CoV-2. 

Khi trẻ bị nhiễm virus có thể gặp phải các triệu chứng của MIS trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị bệnh. Hội chứng MIS gây ra các vấn đề ở các bộ phận khác nhau của cơ thể như tim, phổi, thận, đường tiêu hóa, da hoặc não.

Ngoài ra, khi các cơ quan bị virus xâm nhấp sẽ gây viêm - viêm được biểu hiện thông qua sốt, huyết áp thấp, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, mệt mỏi. Dấu hiệu đỏ (red flags) của hội chứng viêm do virus bao gồm đau bụng, khó thở, gặp khó khăn trong di chuyển, da mặt tái xanh. Lúc này trẻ cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhiễm Covid-19?

Đầu tiên khi nhận thấy con có các dấu hiệu của Covid-19, cha mẹ cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời. Bác sĩ sẽ quyết định việc trẻ cần xét nghiệm Covid-19 không và liệu con có thể được điều trị tại nhà hay cần nhập viện ngay.

Nếu bạn đang chăm sóc trẻ tại nhà, bạn cần dụng cụ đo độ bão hoà oxy để đo ít nhất ngày 2 lần hay khi thấy bé không khoẻ. Một vài trẻ mắc Covid-19 đột ngột diễn tiến nặng lên trong khoảng 5-10 ngày. Gọi cấp cứu ngay nếu trẻ có:

- SpO2 ≤ 93% khi thở khí trời, hoặc/và có dấu hiệu tím tái, hoặc cần phải thở ô xy hỗ trợ.

- Khó thở, thở nhanh

- Đau hoặc nặng ngực

- Môi hoặc mặt tím tái

- Đau bụng dữ dội

- Hành vi lú lẫn hoặc không giống bình thường

- Không thể đánh thức được.

Cách dự phòng an toàn cho gia đình có trẻ nhiễm Covid-19

- Đầu tiên, hãy ở nhà cho tới khi trẻ được bác sĩ thăm khám và có kết luận chính xác xem trẻ có bị nhiễm Covid-19 hay không.

- Giữ khoảng cách an toàn giữa người thân, vật nuôi trong nhà với trẻ

- Cố gắng chỉ để một người chăm sóc trẻ, tránh tăng số lượng thành viên phơi nhiễm với virus

- Nếu con bạn trên 2 tuổi và có thể đeo khẩu trang mà không cảm thấy khó thở, hãy yêu cầu trẻ đeo khi ngời chăm sóc ở trong phòng. Lưu ý, đừng để trẻ đeo khẩu trang khi đang ở một mình

- Nếu có thể, hãy để trẻ sử dụng phòng tắm riêng

leftcenterrightdel
 Cố gắng để trẻ sử dụng phòng tắm riêng (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh, lau chùi phòng ở, nhà tắm mà trẻ sử dụng thường xuyên bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng

- Tất cả các thành viên trong gia đình cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ít nhất 20 giây hoặc sử dụng các chất khử trùng có chứa cồn.

Nguồn dịch:

1. https://indianexpress.com/article/parenting/family/early-symptoms-of-covid-19-in-children-what-parents-should-know-7371922/

2. https://kidshealth.org/en/parents/coronavirus-child-is-sick.html

3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/in-depth/coronavirus-in-babies-and-children/art-20484405

Châu Anh