Tăng huyết áp là bệnh thường gặp, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của ăn uống lành mạnh là nền tảng để quản lý bệnh tăng huyết áp.

Để giúp người bệnh kiên định với mục tiêu của mình, ghi nhật ký về những gì bạn ăn có thể hữu ích. Chú ý đến khẩu phần, tần suất các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, và liệu bạn có ăn nhiều hơn hay ít hơn trong thời gian căng thẳng hay không.

Một số điều cần tránh:

  • Chất béo bão hòa
  • Chất béo chuyển hóa
  • Natri
  • Thêm đường

Dưới đây là chế độ ăn uống để giúp bạn kiểm soát bệnh tăng huyết áp:

1. Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tăng huyết áp

photo-1660566031654

Người tăng huyết áp nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn cung cấp carbohydrat phức hợp dồi dào để cung cấp năng lượng, giúp kiểm soát cholesterol và cân bằng sự bài tiết của các hormone như insulin.

Đái tháo đường và tăng huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó, việc kiểm soát cả hai vấn đề sức khỏe này đều mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe. Những tác động cân bằng hormone này có thể giúp giảm sự thèm ăn và giảm trọng lượng cơ thể, đây là một khía cạnh quan trọng của việc kiểm soát huyết áp cao.

Thêm những thứ sau vào chế độ ăn uống để tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt:

  • Gạo lứt
  • Sản phẩm yến mạch tự nhiên
  • Lúa mạch...

2. Hoa quả và rau

photo-1660566035350

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn nhiều rau quả…

Ăn nhiều trái cây và rau quả… luôn là một lời khuyên hữu ích cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng là một nguồn cung cấp năng lượng ổn định, ít calo, giúp hạn chế sự thèm ăn, đồng thời có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu và cholesterol. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, như kali (khoáng chất tốt cho huyết áp, tim mạch).

Một cách thú vị để kết hợp trái cây và rau vào bữa ăn là ăn ba loại rau có màu sắc khác nhau trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, một vài miếng cà rốt, hai quả cà chua bi và một khẩu phần rau xanh sẽ rất hữu ích.

Cũng nên nhớ rằng khi chế biến trái cây và rau quả, hấp tốt hơn luộc và cố gắng ăn sống (nếu có thể) là tốt nhất.

3. Thịt nạc

Khi bị tăng huyết áp, do phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu... Nên chọn cá và thịt gia cầm (lưu ý bỏ da) trong khẩu phần ăn.

4. Chế độ ăn kiêng

Mặc dù có thể là một thách thức đối với một số người, nhưng việc giảm hoặc loại bỏ thịt hoặc các sản phẩm động vật (như trứng và sữa) có thể giúp hỗ trợ giảm huyết áp, cũng như hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nếu bạn áp dụng chế độ ăn chay hoặc thuần chay, hãy đảm bảo rằng bạn đang cung cấp đủ protein và chất béo, được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như quả hạch và quả bơ.

5. Kế hoạch ăn DASH

Nếu bạn đang tìm kiếm một kế hoạch dinh dưỡng cụ thể vạch ra chính xác những gì bạn nên và không nên ăn, bạn có thể xem xét kế hoạch ăn DASH (là chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hoặc phòng ngừa tăng huyết áp). Kế hoạch này được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ xác nhận, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cho tất cả các loại bệnh nhân.

Kế hoạch DASH nhấn mạnh việc giảm lượng chất béo, thịt đỏ, đồ ngọt và đồ uống có đường trong khi ăn nhiều trái cây và rau tươi hơn.

Chế độ ăn DASH khuyến khích bạn giảm muối trong khẩu phần ăn và ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm huyết áp như kali, canxi và magie; giảm lượng chất béo, thịt đỏ, đồ ngọt và đồ uống có đường trong khi ăn nhiều trái cây và rau tươi hơn.

Theo suckhoedoisong.vn