leftcenterrightdel
Cơ thể suy nhược khi làm việc trong môi trường độc hại, thiếu sự công bằng. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels. 

Nhiều người Mỹ bị mắc kẹt trong môi trường làm việc độc hại độc hại, một vấn đề mà cả doanh nghiệp lẫn người lao động cần xem xét nghiêm túc hơn.

Thông qua nghiên cứu, Jeffrey Pfeffer, giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Stanford (Mỹ), tác giả cuốn sách Dying for a Paycheck, phát hiện ra rằng lối quản lý kém hiệu quả ở các công ty Mỹ chiếm tới 8% chi phí y tế hàng năm và có liên quan đến 120.000 ca tử vong vượt mức mỗi năm.

Khi căng thẳng công việc kéo dài, có những dấu hiệu cần được lưu ý để tránh tình trạng suy nhược cơ thể và hủy hoại sức khỏe. Dưới đây là một số "cờ đỏ" mà cơ thể báo hiệu một người đang có một công việc tồi tệ, theo Huffpost.

Không ngủ được

leftcenterrightdel
Mất ngủ do căng thẳng rất đáng lo ngại. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels. 

“Dấu hiệu thường nghe thấy nhất là mất ngủ. Mọi người nói với tôi rằng họ không thể ngủ được vì đầu óc đang quay cuồng. Họ thức dậy vào lúc nửa đêm để suy nghĩ về danh sách việc cần làm của mình”, Monique Reynolds, nhà tâm lý học tại Trung tâm Lo âu và Thay đổi Hành vi Mỹ, cho biết.

Vài đêm trằn trọc không phải là vấn đề lớn. Nhưng nếu điều này trở thành thói quen, đó có thể là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng trong công việc đã trở nên độc hại.

Bị đau đầu

leftcenterrightdel
 Những cơn đau đầu là dấu hiệu dễ nhận biết. Ảnh minh họa: Nataliya Vaitkevich/Pexels.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, khi coi nơi làm việc là một khu vực nguy hiểm, não bộ sẽ tiết ra một chất khiến các cơ bị căng cứng. Sự căng thẳng kéo dài ở cổ, vai và đầu có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu và đau căng cơ.

“Căng thẳng tạo ra các triệu chứng sinh lý và điều đó biểu hiện dưới dạng đau đớn”, Reynolds cho biết.

Căng cơ

leftcenterrightdel
 Cơ bắp luôn đau nhức khi làm việc căng thẳng kéo dài. Ảnh minh họa: Tara Winstead/Pexels.

Khi làm việc trong môi trường độc hại, chúng ta có thể cảm thấy thể đang "chiến đấu với một con hổ hoang" mỗi ngày ngay tại bàn làm việc.

Khi nhận thức được mối đe dọa, não sẽ tiết ra adrenaline và các hormone gây căng thẳng khác vào hệ thống.

“Khi làm những công việc tồi tệ, hệ thống thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng. Chúng ta liên tục phải đoán trước, sẵn sàng ứng phó với một ông chủ hoặc đồng nghiệp khó chịu. Điều này khiến các bộ phận của cơ thể luôn trong trạng thái đề phòng”, Reynolds giải thích.

Nếu một người luôn ngồi trên máy tính với vai cong lên và răng hàm nghiến chặt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy công việc đang ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sức khỏe tinh thần suy yếu

leftcenterrightdel
 Sức khỏe tinh thần ngày càng sa sút nếu làm việc trong môi trường độc hại. Ảnh minh họa: Anna Tarazevich/Pexels.

Reynolds lưu ý rằng sự căng thẳng gia tăng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có.

“Một người thường hay lo lắng nếu phải làm việc trong môi trường làm việc độc hại, sự căng thẳng đó sẽ trở nên trầm trọng hơn", Reynolds nhấn mạnh.

E. Kevin Kelloway, Chủ tịch hội nghiên cứu về Tâm lý Sức khỏe Nghề nghiệp tại Đại học St. Mary (Mỹ), cho biết việc đối xử không công bằng của các ông chủ tại nơi làm việc có thể khiến chúng ta căng thẳng quá mức.

Bị ốm thường xuyên hơn

leftcenterrightdel
 Hệ miễn dịch kém đi khi ta làm việc quá căng thẳng. Ảnh minh họa: Mojca J/Pexels.

Nếu thường xuyên bị cảm lạnh, ta phải cân nhắc xem bản thân cảm thấy thế nào về công việc.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch, khiến một người dễ mắc bệnh hơn.

Mất hứng thú với tình dục

leftcenterrightdel
 Căng thẳng khiến nam giới và phụ nữ đều mất hứng với tình dục. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Cách chúng ta sử dụng thời gian phản ánh những gì chúng ta coi trọng. Khi mang công việc về nhà, các mối quan hệ xung quanh có thể bị ảnh hưởng.

Hiệp hội Tâm lý Mỹ lưu ý rằng bên cạnh các nghĩa vụ tài chính và cá nhân, khi phụ nữ phải đối mặt với căng thẳng nghề nghiệp, họ có thể giảm ham muốn tình dục.

Tương tự, đối với nam giới, căng thẳng có thể dẫn đến sản xuất testosterone thấp hơn, từ đó dẫn đến ham muốn tình dục suy giảm.

Lúc nào cũng mệt mỏi

leftcenterrightdel
  Hãy cẩn thận khi cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Ảnh minh họa: Liz Summer/Pexels.

 

Nếu lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, ngay cả việc ngủ trưa hay nghỉ ngơi cuối tuần cũng không thể cứu vãn, đó là dấu hiệu cần chú ý.

Giáo sư Pfeffer cho biết những công việc độc hại có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến chúng ta kiệt sức.

"Khi cảm thấy quá tải, bạn có xu hướng làm việc nhiều hơn để cố gắng hoàn thành mọi thứ. Tuy nhiên, việc làm việc quá nhiều này lại làm tăng cảm giác kiệt sức", ông nói.

Rối loạn tiêu hóa

leftcenterrightdel
 Những cơn đau bụng thường đến khi ta stress. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Khó tiêu, táo bón, đầy hơi đều có thể liên quan đến căng thẳng, vì căng thẳng tác động đến những gì ruột tiêu hóa và cũng có thể thay đổi vi khuẩn đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.

Đó là lý do chúng ta có thể bị đau dạ dày khi stress.

Kelloway, một người đã trải qua điều này khi làm một công việc độc hại, cho biết khoảng 6 tháng gần đây, cô luôn bị đau bụng vào chiều Chủ nhật. Cơn đau bắt đầu khi cô nghĩ về những gì mình phải làm vào sáng thứ Hai.

“Mọi triệu chứng đều biến mất khi tôi nghỉ làm và chuyển sang công việc khác", cô nói.

Theo lifestyle.znews